TAFI

Văn bản pháp luật

Các thủ tục mới bắt đầu cho doanh nghiệp mới thành lập 2019

 

CÁC THỦ TỤC BẮT ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP 2019

  1. Các thủ tục cần chuẩn bị:

- Ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp chữ ký số

- Để đăng nhập được tài khoản và mật khẩu vào hệ thống trang: thuedientu.gdt.gov.vn  các bạn cần tải phầm mềm eSigner_1.0.7_setup theo hướng dẫn máy tính yêu cầu và add: ESigner.Chrome.TCT

- Tải các phần mềm hỗ trợ kê thuế trên trang web thuedientu.gdt.gov.vn cài đặt trước khi gửi các tờ khai thuế.

+ Phần mềm Java

+ Ứng dụng đọc hồ sơ thuế XML

  1. Đăng ký nộp thuế điện tử

Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng : Theo thông tư 78/2017 thì những hóa đơn đầu vào trong một ngày của một nhà cung cấp >20tr thì phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và chấp nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN => Như vậy DN phải mở TK ngân hàng và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở TK phải thông báo số TK ngân hàng cho Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 2: Truy cập vào cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế :http://thuedientu.gdt.gov.vn/ để kê khai thông tin đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử và chọn ngân hàng giao dịch nộp thuế;

+ Vào trang http://thuedientu.gdt.gov.vn/

+ Đăng nhập theo cấu trúc: “ MST-QL” vd: 0102173241-QL   MK:****** ( đã có)

+  Vào mục: Thay đổi thông tin dịch vụ/ đăng ký bổ sung ngân hàng/ chọn thông tin/ xác thực/kết thúc

Bước 3: Nộp bản đăng ký sử dụng nộp thuế điện tử với ngân hàng;

Bước 4: Nhận kết quả thông báo thông qua thư  điện tử;

III. Nộp tờ khai lệ phí môn bài và mức phí môn bài.

  • Doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải nộp tờ khai lệ phí môn bài đầu tiên của doanh nghiệp, để cơ quan thuế và doanh nghiệp xác định được bậc môn bài và số tiền phải nộp đến cơ quan thuế. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm theo Thông tư 302/2016/TT-BCT ngày 15/01/2016 của bộ tài chính
  • Tờ khai lệ phí môn bài (Theo mẫu ban hành tại phụ lục Nghị định 139/2016/NĐ-CP). Tờ khai lệ phí môn bài nộp chậm nhất ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Những năm sau doanh nghiệp không thay đổi vốn điều lệ hoặc có thay đổi nhưng không thay đổi bậc thuế muôn bài thì không phải gửi tờ khai thuế muôn bài nữa. Khi nào có sự thay đổi bậc muôn bài mới gửi lại tờ khai.
  • Mức thuế môn bài đối với doanh nghiệp:

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

Lệ phí môn bài cả năm

Bậc môn bài

Tiểu mục

Trên 10 tỷ

3.0000.000đ/năm

Bậc 1

2862

Từ 10 tỷ trở xuống

2.000.000đ/ năm

Bậc 2

2863

Chi nhánh. Văn phòng đại diện. Địa điểm kinh doanh

1.000.000đ/năm

Bậc 3

2864

  • Cách xác định mức đóng lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp căn cứ vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã kê khai trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Doanh nghiệp thành lập trước ngày 1 tháng 7 thì sẽ đóng môn bài cả năm.
    • Doanh nghiệp thành lập từ ngày 1 tháng 7 thì sẽ đóng ½ năm.
    • Chi nhánh. Văn phòng đại diện. Địa điểm kinh doanh không có vốn điều lệ, thì sẽ mặc định là 1 năm đóng lệ phí môn bài 1.000.000đ / năm. Nếu thành lập từ 1 tháng 7 thì sẽ đóng là 500.000đ/ ½ năm.
  1. Cách kê khai
  • Cách 1: Kê khai qua HTKK vào mục (Phí- Lệ Phí / Tờ khai lệ phí muôn bài 01-MBAI. Bắt đầu kê khai theo quy định sau khi kê khai xong bạn kiết xuất ra XML => Truy cập trang web:

http://thuedientu.gdt.gov.vn

Vào mục nộp tờ khai XML”  và thực hiện nộp

  • Cách 2: Kê khai trực tuyến
  1. Hồ sơ ban đầu nộp tại cơ quan thuế.
  • Tùy thuộc vào mỗi cơ quan quản lý thuế thì doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ và nộp hồ sơ theo yêu cầu của từng cơ quan thuế. Vì mỗi cơ quan thuế sẽ yêu cầu hồ sơ và cách thức khác nhau, nhưng trên nền tảng của thông tư (Chú ý: Doanh nghiệp không phải nộp mẫu 06/GTGT theo hướng dẫn tại công văn số 4235/TCT-CS ngày 20/09/2017 và Thông tư số 93/2017/TT-BCT về phương pháp tính thuế GTGT (hiệu lực từ ngày 05/11/2017)

Vậy nếu không nộp mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp sẽ xác định phương pháp tính như thế nào???

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn 1 trong 2 phương pháp tính thuế GTGT như sau

  • Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ : Doanh nghiệp sẽ nộp tờ khai thuế GTGT quý đầu tiên của doanh nghiệp theo mẫu 01 GTGT tờ khai thuế GTGT khấu trừ
  • Phương pháp trực tiếp trên GTGT:  là khi bán hàng hóa sử dụng hóa đơn bán hàng (Không có 10% VAT. Hóa đơn này doanh nghiệp phải đóng thuế trên doanh thu) . Doanh nghiệp sẽ nộp tờ khai thuế GTGT quý đầu tiên của doanh nghiệp theo mẫu 04/GTGT tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu
  1. Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn.

Doanh nghiệp có thể tự chọn hóa đơn mình sử dụng. Hiện tại có những hóa đơn khác nhau theo luật định bao gồm:

  • Hóa đơn tự in (Điều 6 thông tư 39/2014/TT-BCT)
  • Hóa đơn đặt in (Điều 8 thông tư 39/2014/TT-BCT)
  • Hóa đơn điện tử (Điều 8 thông tư 39/2014/TT-BCT; khoản 3 Điều 3 Thông 26/2015/TT-BCT và Thông tư 32/2011/TT-BCT)
  • Hóa đơn cơ quan thuế bán cho doanh nghiệp (Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BCT)
  • Trước khi phát hành hóa đơn kế toán cần hiểu qua về hóa đơn như sau:

5.1.Tìm hiểu về ký hiệu mẫu số hoá đơn (mẫu hoá đơn):
- Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự, cụ thể như sau:
- 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn
- Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn
- 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
- 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
- 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.


Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:

Loại hoá đơn

Mẫu số

1- Hoá đơn giá trị gia tăng.

01GTKT

2- Hoá đơn bán hàng.

02GTTT

3- Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).

07KPTQ

4- Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:

 

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;

03XKNB

+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.

04HGDL

 

  1. Ký hiệu hoá đơn:
    - Ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.

    - 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.
    Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;

    - 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.
    - Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm;
    - Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
    E: Hoá đơn điện tử,
    T: Hoá đơn tự in,

    P: Hoá đơn đặt in;
    - Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).
    Ví dụ:
    KT/18E: (KT: là ký hiệu hóa đơn; 18: hóa đơn tạo năm 2018; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử)
    KT/17T: (KT: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; T: là ký hiệu hóa đơn tự in)
    AA/16P: (AA: là ký hiệu hóa đơn; 16: hóa đơn tạo năm 2016; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in)
    Số thứ tự hoá đơn:
    - Ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hoá đơn, bao gồm 7 chữ số.

    5. Liên hoá đơn:
    - Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:
    - Liên 1: Lưu 
    - Liên 2: Giao cho người mua
    Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định.

- Riêng hóa đơn điện tử sẽ được mặc định là: 0

5.1. Thủ tục đăng ký dử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử gồm 3 bước đơn giản nhanh chóng như sau:

Bước 1: Lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông tư 32) Mẫu này được gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế

 

CÔNG TY …A..

 

Số:…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2017

QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG TY ..A..

Về việc áp dụng Hóa đơn điện tử

 

  • Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Căn cứ Quyết định thành lập (hoặc Giấy đăng ký kinh doanh) số ………….. đăng ký ngày ……….. và đăng ký thay đổi lần thứ ………. ngày ……….
  • Xin đề nghị của Giám đốc Công ty …(A).

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng hình thức hóa đơn điện tử trong đơn vị từ ngày …/…/2017 trên cơ hệ thống thiết bị và các bộ phận kỹ thuật liên quan như sau:

  1. Hệ thống thiết bị
  2. Máy tính tạo, lập hoá đơn có thông số kỹ thuật cụ thể như sau:
  • Số hiệu máy tính: tên máy có phần mềm
  • Nhà sản xuất:
  • Hệ điều hành:
  • Bộ xử lý (CPU):
  • Bộ nhớ RAM:
  • Yêu cầu dán nhãn: “Máy tính tạo, lập hoá đơn”
  1. Máy in phục vụ in hoá đơn có thông số kỹ thuật như sau:
  • Số hiệu máy in: tên máy in
  • Nhà sản xuất:
  • Yêu cầu dán nhãn:”Máy in phục vụ in hoá đơn”
  1. Phần mềm ứng dụng và biện pháp hỗ trợ triển khai.
  2. Phần mềm quản lý, phát hành, in ấn hoá đơn
  • Tên ứng dụng: EZ-INVOICE
  • Nhà cung cấp: Công ty Cổ Phần Viễn Thông ABC Việt Nam
  • Mã số thuế: 0103952498
  1. Phần mềm kế toán:
  • Mã số thuế: …(Của công ty cung cấp phần mềm kế toán)
  1. Hỗ trợ triển khai
  • Bộ phận kỹ thuật tại Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống thiết bị đã nêu được vận hành liên tục và không phát sinh sự cố trong quá trình in ấn bao gồm:
  • Điện thoại: (Bộ phận kỹ thuật của công ty A)
  • Email:
  • Các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng như đã nêu trên trịu trách nhiệm bảo trì, nâng cấp tính năng phù hợp với văn bản pháp luật liên quan đến việc thi hành Nghị Định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ.

Điều 2. Mẫu các loại hoá đơn điện tử và mục đích sử dụng của mỗi loại hoá đơn:

  1. Hoá đơn GTGT
  • Mẫu số:
  • Ký hiệu:
  • Mục đích: Sử dụng cho mục đích khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với hàng hoá, dịch vụ cung ứng nội địa.
  • Số lượng thông báo phát hành hoá đơn:

Điều 3. Quy trình khởi tạo, lập, phát hành, luân chuyển, lưu trữ hoá đơn điện tử trong Công ty:

  • Doanh nghiệp thực hiện lập hoá đơn điện tử tại hệ thống phần mềm hoá đơn điện tử được cài đặt trên hệ thống máy tính của doanh nghiệp, ký điện tử trên hoá đơn  và truyền trực tiếp đến hệ thống của khách hàng theo cách thức truyền nhận hoá đơn điện tử đã thoả thuận của 2 bên.
  • Doanh nghiệp lưu trữ hoá đơn điện tử theo thời gian quy định của luật kế toán.
  • Doanh nghiệp và khách hàng có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của hoá đơn điện tử ra các vật mang tin (Ví dụ : bút nhớ đĩa flash USB, đĩa CD..) hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của hoá đơn điện tử.

Điều 4. Trách nhiệm của các bộ phận

  • Bộ phận bán hàng : Đảm bảo cung cấp chính xác thông tin liên quan đến việc lập chi tiết hoá đơn (tình hình cung ứng hàng hoá-dịch vụ)
  • Bộ phận kế toán: Đảm bảo việc tạo, lập luân chuyển và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn điện tử chính xác cũng như tiến hành lưu trữ dữ liệu định kỳ theo quy định của công ty. Trưởng bộ phận kế toán chịu trách nhiệm phân công nhân sự phù hợp.
  • Bộ phận kỹ thuật: Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ đã nêu ở điều 1 để hỗ trợ kế toán tạo lập luân chuyển và theo dõi tình hình sử dụng hoá đơn điện tử của công ty được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …/…/2017. Lãnh đạo các bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

-

- Như Điều 4 (để thực hiện);

- Lãnh đạo đơn vị;

- Lưu:

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

GIÁM ĐỐC

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên)

 

Bước 2: Lập thông báo Phát hành hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 2 Phụ lục của Thông tư 32)

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ

  1. Tên tổ chức khởi tạo hoá đơn (Công ty A):.....................................................
  2. Mã số thuế:..........................................................................................................
  3. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
  4. Điện thoại:...........................................................................................................
  5. Các loại hoá đơn phát hành:

STT

Tên loại hoá đơn

Mẫu số

Ký hiệu

Số lượng

Từ số

Đến số

Ngày bắt đầu sử dụng

1

Hóa đơn GTGT

01GTKT0/001

HT/17E

200

0000 001

0000 200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo: Chi Cục Thuế.........................................................
  2. Ghi rõ “Đăng ký sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị” trong trường hợp tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị.

 

........., ngày.........tháng.........năm.........

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

  1. Bước 3: Ký số vào hóa đơn điện tử  mẫu Hoá đơn mẫu (do nhà phân phối giải pháp cung cấp)

Như vậy để phát hành hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần chuẩn bị 3 mẫu trên và gửi cùng lúc lên chi cục thuế nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Tùy chi cục thuế sẽ có cách phản hồi lại doanh nghiệp khác nhau.

TH1: Phản hồi thông tin qua địa chỉ mail, gọi điện…với nội dung chấp thuận, từ trối hoặc chỉnh sửa.

TH2: Sau 3 ngày là việc tính từ ngày gửi 3 mẫu kể trên lên chi cục thuế. Nếu không có phản hồi thì doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử. Còn nếu có phản hồi thì doanh nghiệp tuy vào nội dung phản hồi của mà điều chỉnh.(thư phản hồi có nội dung yêu cầu chỉnh sửa hoặc thư từ trối việc cấp phép sử dụng và lý do của việc từ trối )

Nhưng từ ngày 12/6/2017: theo khoản 3 điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định: sau 02 ngày gửi thông báo phát hành hoá đơn điện tử lần đầu qua mạng. Tổ chức kinh doanh bắt đầu được phép sử dụng hóa đơn.

–  Cần có thêm một bản Thông báo phát hành định dạng “ XML

–  Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị Chữ ký số (Token)

  • Nộp Hóa đơn mẫu, quyết đinh sử dụng và thông báo phát hành bản word qua mạng

Các bạn phải SCAN Thông báo phát hành hoá đơn điện tử, hóa đơn mẫu mà bên nhà in cung cấp và Quyết định được sử dụng hóa đơn (Chú ý 3 fife này phải có định dạng word )

Quá trình nộp 3 fife word.
+ Sau khi các bạn đã nộp xong Thông báo phát hành hóa đơn trên nhantokhai. gdt.gov.vn các bạn vào mục: Tra cứu / TB01/AC – Thông báo phát hành hóa đơn: Bạn thấy mục gửi phụ lục bạn chọn để gửi hóa đơn mẫu và quyết định file word đính kèm.

Từ lần thứ 2 trở đi nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu  mà chỉ cần làm thông báo phát hành hóa đơn.

  1. Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn
  • Trước khi sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp cần phải thông báo phát hành hóa đơn (trừ hóa đơn mua của cơ quan thuế).
  • Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế bao gồm:
    • Thông báo phát hành hóa đơn mẫu TB01/AC Thông tư số 39/2014/TT-BCT hoặc Thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư số 32/2011/TT-BCT.
    • Hóa đơn mẫu
  • Doanh nghiệp phải phát hành hóa đơn chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn
  • Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, để bán hàng hóa dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

VII. Kê khai và nộp báo cáo thuế.

Doanh nghiệp mới thành lập dù có hoạt động hay chưa? Thì việc báo cáo thuế vẫn phải làm theo đúng thời gian và biểu mẫu của luật thuế hiện hành, đó là BẮT BUỘC.

Doanh nghiệp phải thực hiện nộp tờ khai và thời gian nộp như sau:

  • . Kê khai thuế GTGT

- Doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo quý: Tờ khai thuế 01/GTGT hay 04/GTGT không phát sinh vẫn phải nộp

7.2. Kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Mẫu BC26/AC (Doanh nghiệp chưa thông báo phát hành hóa đơn, chưa mua hóa đơn của cơ quan thuế thì không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn)

- Hóa đơn mua tại cơ quan thuế phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

- Còn các hóa đơn đặt in hay hóa đơn điện tử thì nộp tờ khai theo quý: thời gian nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30 của quý sau (Cụ thể: 30/4; 30/7; 30/10; 30/1)

7.3. Kê khai thuế TNDN

- Hàng quý DN sẽ tự phải tạm tính tiền thuế TNDN phải nộp  thuế suất 20% ( Không phải nộp tờ khai thuế TNDN )

- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau (30/4;30/7;30/10;30/1)

7.4. Kê khai thuế TNCN:

- Cách xác định DN kê khai thuế TNCN theo quý hay theo tháng như sau:

+ Trường hợp DN kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN theo quý.

+ Trường hợp DN kê khai thuế GTGT theo tháng thì xét 2 trường hợp sau:

  1. Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50.000.000 đ thì kê khai theo tháng.
  2. Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp

Chú ý: Các bạn chỉ xác định 1 lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

Bình luận

Bài viết liên quan