Vậy là thay vì như trước đây chúng ta phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý thì bây giờ chúng ta chỉ cần tính ra số thuế phải nộp. Nếu có phát sinh lãi thì nhân với thuế suất và mang tiền đi nộp là xong.
Sau đây Tài chính Nhất Việt xin được hướng dẫn các bạn cách tính số tiền thuế TNDN tạm tính quý phải nộp theo Thông tư 78/2014/TT-BTC:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp | = | ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | X | Thuế suất |
Trong đó:
1. Phần trích lập quỹ KH&CN: (nếu có)
- Đây là loại quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH và CN của DN tại VN thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ như: xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin KH&CN...
- Doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN.
- Nếu công ty các bạn phần trích lập quỹ KH&CN này thì các bạn có thể tham khảo tại Điều 10 của TT 78/2014/TT-BTC, và TT 15/2011/TT-BTC - Hướng dẫn thành lập, quản lý, sử dụng quỹ KH&CN.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Năm 2014 chúng ta có các mức thuế suất như sau:
- Chi tiết các bạn tham khảo tại đây: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Thu nhập tính thuế.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | - | Thu nhập được miễn thuế | - | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
3.1. Thu nhập đươc miễn thuế:
- Là các khoản thu nhập được miễn không phải tính vào thu nhập tính thuế. Ví dụ như: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đánh bắt hải sản, dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, khuyết tật hay … (Điều số 8 của TT 78/2014/TT-BTC)
- Các doanh nghiệp thông thường sẽ không có các khoản thu nhập miễn thuế này
3.2. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | - | Chi phí được trừ | + | Thu nhập khác |
a. Doanh Thu:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thì doanh thu là số tiền chưa bao gồm thuế GTGT.
- Đối với DN nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp thì doanh thu là số tiền đã bao gồm thuế GTGT
- Ví dụ: Sản phẩm A: có giá là 5 triệu - với Thuế suất là 10% => tiền thuế GTGT là 500.000.
- Thời điểm xác định doanh thu: giống với thời điểm xuất hóa đơn.
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn đầu ra khi bán hàng, cung ứng dịch vụ để xác định doanh thu.
- Tài khoản sử dụng để hạch toán ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán là TK 511.
b. Các khoản thu nhập khác:
- Thu nhập khác là các khoản thu nhập không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trên sổ sách kế toán chúng ta sử dụng 2 tài khoản 515 và 711. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
c. Chi phí được trừ:
Trong công tác kế toán chúng ta có 2 loại chi phí:
Về cơ bản thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN, khi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có tổng thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.
Tài chính Nhất Việt đã tổng hợp tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp được trừ, được lập bảng kê khi không có hóa đơn, hay các khoản chi phí bị khống chế... theo luật thuế TNDN sửa đổi mới nhất vào trong bài viết này.
- Trên sổ sách kế toán các khoản chi phí này sẽ được thể hiện trên các tài khoản đầu 6 và đầu 8.
3.3 Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
Theo điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
- Nếu: ( DT - CP được trừ + TN khác ) - Thu nhập miễn thuế > 0
- Nếu: ( DT - CP được trừ + TN khác ) - Thu nhập miễn thuế
* Các bạn chỉ được chuyển lỗ khi xác định kết quả hoạt động SXKD là LÃI.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý khi tính tạm nộp quý có lãi và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
- Chú ý theo điều 17 của TT 151/2014/TT-BTC.
Trường hợp doanh nghiệp tạm nộp số thuế TNDN mà thấp hơn so với khi quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp sẽ phải nộp tiền chậm nộp cho số tiền chênh lệch từ 20% đó, tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực hiện nộp số tiền thuế còn thiếu so với quyết toán.
Ví dụ 1: Tạm tính 2014: Q1: 20tr, Q2: 15tr, Q3: 25tr, Q4: 21tr => Tổng tạm tính 4 quý là 81tr.
Nhưng khi quyết toán năm 2014 ra 90tr => Số tiền chênh là 90 – 81 = 9tr ( tức là chênh 10%).
ð Vì nhỏ hơn 20% nên chúng ta không bị phạt gì cả -> sau khi làm quyết toán xong chúng ta chỉ cần mang nốt 9tr đi nộp nữa là xong.
Ví dụ 2: Vẫn với số tiền tạm tính các quý năm 2014 như trên: Q1: 20tr, Q2: 15tr, Q3: 25tr, Q4: 21tr => Tổng tạm tính 4 quý là 81tr.
Nhưng khi quyết toán năm 2014 ra 110tr
=> số tiền chênh lệch là: 110 - 81 = 29tr.
- số tiền chênh lệch này chiếm bao nhiêu % so với quyết toán:
% chênh lệch = (29/110)*100% = 26,3% > 20% cho phép
=> DN sẽ bị phạt chậm nộp phần chênh cao hơn 20% đó.
+ DN được phép chênh: 110tr x 20% = 22tr
=> Số tiền phạt chậm nộp được tính trên số tiền: 29tr - 22tr = 7tr.
Tính từ ngày 31/1 cho đến ngày mang số tiền phạt chậm nộp này đi nộp.
Ví dụ như: Hôm nay là ngày 31/2015 - DN đã làm xong quyết toán thuế và gửi về thuế với số thuế là 110tr
Tính ra số tiền chậm nộp và mang cùng với 29tr đi nộp.
(Nếu đến hết ngày 31/3 mà DN ko mang 29tr đi nộp thì lại tiếp tục tính thêm chậm nộp tiền thuế TNDN sau khi quyết toán và tính thêm ngày chậm nộp đối với khoản tiền 7tr chênh lệch)
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NHẤT VIỆT
Đ/c: P.904, CT5D, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0473 002 333
Email:contact@taichinhnhatviet.com.vn
Website: taichinhnhatviet.com.vn