Công đoàn là đại diện tổ chức thể hiện quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. Trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là trách nhiệm của cả doanh nghiệp và người lao động. Để các bạn có thể hướng dẫn các bạn những quy định liên quan để các bạn hiểu mức đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí theo quy định hiện hành, Nhất Việt xin chia sẻ bài viết Quy định kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn mới nhất
1.1 Đối tượng đóng KPCĐ trong doanh nghiệp
Tại Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
Lưu ý: Không phân biệt tổ chức, doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức công đoàn, đều phải đóng Kinh phí công đoàn theo quy định.
1.2 Mức đóng Kinh phí công đoàn
Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
1.3 Phương thức đóng kinh phí công đoàn
Tại Điều 6 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Theo các quy định trên, Doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cũng sẽ phải thực hiện nộp Kinh phí công đoàn, mức nộp Kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH.
Doanh nghiệp sẽ nộp Kinh phí công đoàn mỗi tháng 1 lần vào thời điểm đóng BHXH. Riêng với tổ chức, doanh nghiệp Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ được lựa chọn đóng bảo hiểm theo tháng hoặc theo quý.
Doanh nghiệp thực hiện đóng kinh phí công đoàn tại phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận (huyện) nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
Lưu ý: DN chưa nộp kinh phí công đoàn lần nào, liên hệ với liên đoàn lao động quận (huyện) để được hướng dẫn cách tính tỷ lệ trích nộp và các giấy tờ cần thiết phải nộp 6 tháng hay 1 năm).
1.4 Nguồn đóng phí công đoàn
Để biết được nguồn đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp mình được lấy từ đâu mời các bạn xem chi tiết tại bài viết Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn trong năm 2015
Trường hợp, doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở thì đoàn viên trong doanh nghiệp phải đóng đoàn phí cho Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.
2.1 Đối tượng và mức phí đóng công đoàn
Theo Khoản 1 Mục I Hướng dẫn số 258/HD-TLĐ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam quy định về đóng đoàn phí công đoàn có thể tóm tắt ở bảng như sau:
STT | Đối tượng | Mức phí |
1 | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định | 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. |
2 | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối) mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng | 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước |
3 | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả Công ty cổ phần nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối); đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, mức đóng đoàn phí hàng tháng | 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội |
4 | Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn ở doanh nghiệp, đặc biệt khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thu nhập của đoàn viên thấp đóng đoàn phí theo mức ấn định, nhưng mức đóng thấp nhất | 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. |
5 | Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài | 1% tiền lương được hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định |
6 | Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương | không phải đóng đoàn phí |
Riêng đối với trường hợp thứ 3, là đoàn viên ở các cơ sở công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài Nhà nước quy định về mức đoàn phí đóng tối đa được quy định tại Mục 2 Công văn 449/TLĐ như sau:
“2- Hướng dẫn đóng đoàn phí công đoàn số 258/HD-TLĐ:
Bổ sung phần cuối Khoản 1.1.3 Mục I: ” … nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước”. Khoản 1.1.3 sau khi được đính chính như sau:
…nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước”.”
Theo quy định trên, mức đóng đoàn phí đối với người lao động tại doanh nghiệp hiện nay là 1% tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội. Mức đóng đoàn phí tối đa là 115.000đ, do mức lương cơ sở là 1.150.000đ.
2.2 Phương thức đóng đoàn phí của đoàn viên
Theo quy định tại Khoản 2 Mục I Hướng dẫn số 258/HD-TLĐcủa Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam quy định về phương thức đóng Kinh phí công đoàn của đoàn viên như sau:
“2. Phương thức đóng đoàn phí.
Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn) hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn.”
Theo quy định trên, đoàn viên công đoàn đóng tiền đoàn phí cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc thu qua lương hàng tháng.
Theo Điều 6 Quyết định 270/QĐ-TLĐ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam quy định về phân phối thu nguồn tài chính công đoàn cơ sở như sau:
“Điều 6. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở
1- Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.
2- Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
3- Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở (khi cấp được bù trừ với 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp công đoàn cấp trên).
4- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.”
Theo quy định trên, quy định về mức đóng phí công đoàn được tóm tắt như sau:
3.1. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập công đoàn cơ sở
+ Kinh phí công đoàn (tức là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH), trong đó:
+ Đoàn phí Công đoàn (tức 1% lương cơ bản của nhân viên), trong đó:
3.2. Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở
Kinh phí công đoàn, trong đó:
——————————-
Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Kế toán – Thuế? Hãy tìm hiểu và liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được Nhất Việt tư vấn chu đáo nhất!
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NHẤT VIỆT
Đ/c: P.503, CT5D, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0473 002 333
Email:contact@taichinhnhatviet.com.vn
Website: taichinhnhatviet.com.vn