Thuế đóng góp một phần cho giá trị vật chất của xã hội. Bạn làm kế toán trong doanh nghiệp, bạn đã thực sự hiểu được vai trò to lớn và có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp hay chưa? Hãy cùng TAFI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vai trò quan trọng của thuế
Thuế đóng vai trò quan trọng, nó được ví như là dòng máu của nền kinh tế đối với 1 quốc gia. Bởi vì:
- Công cụ huy động nguồn lực vật chất: Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, Thuế sẽ trở thành một công cụ chủ yếu huy động nguồn lực tài chính tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Và cũng là nguồn thu chính của Ngân sách nhà nước. Nền kinh tế tăng trưởng và đạt hiệu suất hoạt động càng cao thì nguồn thu được từ Thuế càng nhiều.
- Công cụ điều tiết kinh tế: Bên cạnh là nguồn lực tài chính, Thuế còn là một công cụ giúp điều tiết kinh tế vĩ mô. Đối với nền kinh tế thị trường, chính sách về thuế chính là công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết vĩ mô kinh tế. Điều này xuất phát từ chính chức năng điều chỉnh của thuế; từ lợi ích xã hội mà Nhà nước có thể thực hiện tăng giảm thuế đối với thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp. Biện pháp này nhằm mục đích kích thích hay hạn chế sự phát triển của lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Ngoài ra điều chỉnh chính sách thuế còn góp phần hình thành nên cơ cầu ngành nghề hợp lý theo yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Căn cứ theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện những chính sách thuế để thúc đẩy sự phát triển của ngành quan trọng hay giữ vị mũi nhọn then chốt hay điều tiết tốc độ tang trưởng giữa các ngành với nhau để san bằng thị trường kinh tế.
- Công cụ điều hòa thu nhập: Căn cứ theo chính sách và vai trò của Thuế, Nhà nước đã tác động đến cung cầu thị trường. Từ đó điều chỉnh lại quá trình phân phối đầu vào đầu ra của nguồn lực hàng hóa thị trường, từ đó làm thay đổi thu nhập, phân phối công bằng xã hội. Thuế đã góp phần trực tiếp đến điều này. Chính sự bình đẳng trong chính sách thuế của Nhà nước sẽ đem lại điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi thành viên trong xã hội làm ăn, kinh doanh có hiệu quả và năng suất hơn.
Thuế thể hiện vai trò phân phối, thực hiện lại nhu cầu thông qua việc sử dụng tiền thuế để đưa vào sản xuất hàng hóa dịch vụ công nhằm phục vụ tiêu dùng cho xã hội. Ngoài ra, một phần tiền thuế được nhà nước sử dụng để trợ cấp, điều hòa thu nhập trong xã hội.
- Công cụ kiểm tra, kiểm soát: Bên cạnh những vai trò của thuế nêu ở trên, Thuế còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp. Bằng việc kê khai thuế, cơ quan thuế có thể dễ dàng kiểm soát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cơ quan thuế có thể phát hiện được những vấn đề gian lận trong thương mại hay tình trạng trốn thuế, lậu thuế hay khai báo sai tình hình thực tế sản xuất. Thông qua công cụ này giúp góp phần giảm thiểu những vi phạm pháp luật, chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế đối với các cá nhân, doanh nghiệp.
2. Phân loại thuế
- Phân loại thuế theo hình thức thu
Là thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,…
Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho nhà nước. thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. Ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu.
- Phân loại thuế theo tính chất hành chính
- Phân loại thuế theo tính chất kinh tế
Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng. Hay thuế đánh vào tải sản và thuế đánh vào doanh nghiệp.
Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu. Hay thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác,…
3. Doanh nghiệp có cần đóng thuế môn bài không?
Thuế môn bài cũng là một loại thuế mà doanh nghiệp cần phải đóng hàng năm. Doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài. Cần phải đóng ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Dựa vào số vốn điều lệ cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ căn cứ để tính thuế môn bài, được xác định cụ thể như sau:
Bậc | Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư | Mức thuế môn bài cả năm | Mã Tiểu mục |
1 | Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng/năm | 2862 |
2 | Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm | 2863 |
3 | Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm | 2864 |
Chú ý:
- Trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;
- Trường hợp văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.
Trên đây TAFI đã cung cấp những thông tin liên quan về thuế và vai trò của thuế. Hy vọng sẽ mang lại nguồn thông tin bổ ích cho các bạn.