TAFI

Văn bản pháp luật

Bản tiếng Việt Hiệp định EVFTA: Các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền hoặc đặc ân và các tổ chức độc quyền

MỤC III: CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC HƯỞNG ĐẶC QUYỀN HOẶC ĐẶC ÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN

Điều 1. Các định nghĩa

Trong Mục này, những định nghĩa dưới đây sẽ dược áp dụng:

 (a) “Doanh nghiệp sở hữu nhà nước” có nghĩa là một doanh nghiệp, bao gồm công ty con, trong đó một Bên, trực tiếp hay gián tiếp:

 (a) sở hữu hơn 50% số vốn đăng ký hoặc quyền biểu quyết gắn liền với cổ phần do doanh nghiệp phát hành; hoặc

 (b) có thể bổ nhiệm hơn nửa số thành viên của ban giám đốc doanh nghiệp hoặc một cơ quan tương đương; hoặc

 (c) có thể thực hiện quyền kiểm soát trên những quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp;

 (b) “Doanh nghiệp được hưởng đặc ân” là bất kỳ công ty nào, bao gồm công ty con, nhà nước hoặc tư nhân được một Bên, trong luật hoặc trong thực tế, ban cho những quyền lợi đặc biệt hoặc đặc ân.

 (c) Một ‘tổ chức độc quyền được chỉ định’ có nghĩa là một tổ chức tham gia vào một hoạt động thương mại, bao gồm một nhóm các tổ chức hoặc một cơ quan chính phủ, và bất kỳ công ty con nào liên quan, mà trong một thị trường liên quan trong lãnh thổ của một Bên được chỉ định như là nhà cung cấp hoặc nhà thu mua độc quyền một hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng không bao gồm tổ chức được trao quyền sở hữu trí tuệ độc quyền do nguyên nhân của việc cấp đó.

(d) “Đặc ân" là quyền lợi và ưu đãi mà một Bên đã trao cho một số giới hạn các doanh nghiệp, hoặc những công ty con, trong một khu vực địa lý hoặc thị trường sản phẩm xác định mà hiệu lực của đặc ân này sẽ hạn chế khả năng của bất kỳ doanh nghiệp nào khác khi tiến hành hoạt động trong cùng khu vực địa lý hoặc thị trường sản phẩm trong các trường hợp tương tự.

 (e) “các hoạt động thương mại” là các hoạt động mà kết quả cuối cùng của chúng là sản xuất một hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ, sẽ được bán ra trong thị trường liên quan theo khối lượng và mức giá do doanh nghiệp đó quyết định, và được tiến hành với định hướng tạo ra lợi nhuận 1.

(f) “những xem xét thương mại” bao gồm giá cả, chất lượng, lượng hàng có sẵn, khả năng tiếp thị, vận chuyển và các điều khoản khác về mua bán; hoặc các yếu tố khác thường được tính đến trong các quyết định thương mại của một doanh nghiệp hoạt động theo các nguyên tắc kinh tế thị trường trong ngành nghề liên quan.

(g) “Chỉ định” là thiết lập hoặc ủy quyền cho một tổ chức độc quyền, hoặc mở rộng phạm vi bảo đảm một hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung của tổ chức độc quyền.

Điều 2. Phạm vi ứng dụng

1. Các Bên xác nhận quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XVII, từ khoản 1 đến khoản 3 trong Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATT 1994, Bản diễn giải về cách hiểu Điều XVII của GATT cũng như Điều VIII trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, các khoản 1, 2, và 5 theo đó sẽ được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này và sẽ được áp dụng.

2. Mục này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được xác định trong Điều 1 tham gia vào hoạt động thương mại. Trường hợp một doanh nghiệp kết hợp các hoạt động thương mại và phi thương mại 2, chỉ có các hoạt động thương mại của doanh nghiệp đó là được qui định trong Mục này.

3. Mục này sẽ không áp dụng cho các doanh nghiệp được qui định trong Điều 1 mà một Bên đã tiến hành các biện pháp trên cơ sở tạm thời để ứng phó tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu.

3. Mục này sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng quyền đặc biệt hoặc ưu đãi và các tổ chức độc quyền được chỉ định nếu một trong 3 năm liên tiếp trước đó doanh thu hàng năm từ các hoạt động thương mại của doanh nghiệp đó thấp hơn 200 triệu SDR (Special Drawing Rights3: quyền rút vốn đặc biệt). Ngưỡng này sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng quyền đặc biệt hoặc ưu đãi và các tổ chức độc quyền được chỉ định cấp chính phủ dưới trung ương sau 5 năm kể từ Hiệp định này có hiệu lực.

4. Mục này sẽ không áp dụng cho gói thầu được qui định của một Bên hoặc các tổ chức mời thầu trong phạm vi ý nghĩa của Điều II, Chương XX – Mua sắm công.

5. Mục này sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng quyền đặc biệt hoặc ưu đãi và các tổ chức độc quyền được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một cơ quan chính phủ của một Bên phụ trách về quốc phòng, trật tự và an ninh công cộng, trừ khi các doanh nghiệp này tham gia độc quyền vào các hoạt động thương mại không liên quan đến quốc phòng, trật tự và an ninh công cộng.

6. Điều 4 không áp dụng cho các lĩnh vực được nêu ở Điều x và Điều y [tham khảo các chương dịch vụ và đầu tư (Phạm vi)].

7. Điều 4 áp dụng đối với các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp được xác định tại Điều 4, nếu cùng một hoạt động ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ và đầu tư mà một Bên đã thực hiện cam kết theo Điều XXX (Ứng xử quốc gia) hoặc YYY (Tối huệ quốc), trong phạm vi các điều kiện hoặc năng lực được nêu trong bảng kế hoạch theo Điều XXXX và YYYY. Để cụ thể hơn, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa Khoản 4 và các điều kiện hoặc năng lực được nêu trong bảng kế hoạch theo Điều XXXX và YYYY, việc xem xét sẽ dựa trên các điều kiện hoặc năng lực.

8. Mục này sẽ không áp dụng cho bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp nhằm thực hiện thẩm quyền chính phủ4.

9. Mục này sẽ không áp dụng đối với các biện pháp hoặc hoạt động của các doanh nghiệp mà Việt Nam liệt kê trong Phụ lục của mình.

Điều 3 Các điều khoản chung

1. Không có qui định nào trong Mục này sẽ gây ảnh hưởng đến luật pháp và qui định của một Bên trong việc kiểm soát các hệ thống và sở hữu nhà nước của mình.

2. Không gây phương hại đến quyền và nghĩa vụ của các Bên theo Mục này, không có qui định nào trong Mục này sẽ ngăn cản các Bên thành lập hoặc duy trì các doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc chỉ định hoặc duy trì các tổ chức độc quyền hoặc trao ban những quyền lợi đặc biệt hoặc đặc ân.

3. Trường hợp một doanh nghiệp thuộc phạm vi ứng dụng của Mục này, các Bên sẽ không yêu cầu hoặc khuyến khích doanh nghiệp đó hành xử theo cách không tuân theo Hiệp định này.

Điều 4 Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại

1. Khi tiến hành các hoạt động thương mại, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các tổ chức độc quyền được chỉ định và các doanh nghiệp hưởng quyền đặc biệt hoặc ưu đãi của mình phải:

 (a) thực hiện theo đúng những xem xét thương mại khi mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ, ngoại trừ phải đáp ứng bất kỳ điều khoản nào trong chỉ thị nhà nước vốn không trái với khoản 1 (b); và

 (b) ứng xử với các doanh nghiệp của Bên kia, các doanh nghiệp là các khoản đầu tư của các nhà đầu tư của Bên kia, hàng hóa của Bên kia và dịch vụ của Bên kia, không kém thuận lợi hơn so với những doanh nghiệp của Bên mình trong cùng những tình huống tương tự, những hàng hóa và dịch vụ tương tự của Bên mình, đối với việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường liên quan.

2. Khoản 1 không ngăn cản các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền hoặc đặc ân hoặc các tổ chức độc quyền được chỉ định:

 (a) mua hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo những điều khoản khác nhau, kể cả những điều khoản liên quan đến giá cả; hoặc

 (b) từ chối mua hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, miễn là những điều khoản khác nhau đó hoặc việc từ chối đó được thực hiện theo đúng những xem xét thương mại.

Điều 5 Qui định trung lập

1. Các Bên phải nỗ lực đảm bảo rằng các doanh nghiệp được qui định trong Điều 1 phải giám sát các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về quản trị doanh nghiệp.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ cơ quan quản lý chuyên ngành nào hoặc chức năng nào mà mình thiết lập hoặc duy trì sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mà mình qui định nhằm đảm bảo hiệu quả của chức năng chuyên ngành và ứng xử một cách công bằng trong những trường hợp tương tự đối với tất cả các doanh nghiệp mà mình qui định, kể cả các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng đặc quyền hoặc đặc ân và các tổ chức độc quyền.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo thực thi pháp luật và qui định theo một cách thống nhất và không phân biệt đối xử, kể cả đối với các doanh nghiệp được qui định tại Điều 1.

Điều 6 Sự minh bạch

1. Một Bên nếu có lý do chính đáng để tin rằng những lợi ích của mình tại Mục này đang bị ảnh hưởng bất lợi bởi các hoạt động thương mại của một doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp của Bên kia được qui định trong Điều 1 và trong phạm vi của Mục này được qui định tại Điều 2 có thể gởi văn bản đề nghị đến Bên đó để yêu cầu cung cấp thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp đó liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của Mục này. Những yêu cầu này phải chỉ rõ doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ và thị trường liên quan, và bao gồm cả những thông tin về việc doanh nghiệp đó đang tiến hành các hoạt động làm cản trở thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên. Đối với EU, các qui định của Khoản 1(a) đến (e) không áp dụng đối với các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như được xác định trong luật EU.

(b) mô tả về bất kỳ cổ phần đặc biệt nào hoặc quyền biểu quyết đặc biệt hoặc các quyền khác mà một Bên và/hoặc một doanh nghiệp được xác định tại Điều 1 nắm giữ;

 (c) cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, thành phần của ban giám đốc hoặc một cơ quan tương đương đang thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại doanh nghiệp đó; các cổ phần đan chéo và những giao dịch khác với các doanh nghiệp khác hoặc nhóm các doanh nghiệp được qui định tại Điều 1;

 (e) doanh thu hàng năm hoặc tổng giá trị bất động sản, hoặc cả hai;

 (f) những miễn trừ, các biện pháp không phù hợp, và các biện pháp khác kể cả các ưu đãi, được áp dụng trong lãnh thổ của Bên được đề nghị đối với bất kỳ doanh nghiệp nào được qui định tại Điều 1.

2. Một Bên có quyền yêu cầu Bên kia cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến việc tính toán ngưỡng doanh thu tại Điều 2(4).

3. Các qui định của khoản 1 và 2 sẽ không đòi hỏi bất cứ Bên nào tiết lộ thông tin mật vốn không tuân theo các qui định và luật pháp của mình, cản trở việc thực thi pháp luật hoặc đi ngược lại lợi ích chung hoặc gây phương hại đến lợi ích thương mại chính đáng của những doanh nghiệp cụ thể.

Điều 7 Hợp tác kỹ thuật

Nhận ra tầm quan trọng của việc đẩy mạnh các khuôn khổ pháp lý và quản lý chuyên ngành đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các Bên sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác kỹ thuật đã được thống nhất giữa đôi bên nhằm thúc đẩy hiệu quả và sự minh bạch của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, trong phạm vi ngân sách dành cho các chương trình hợp tác của Bên mình.

………………………

1 Để cụ thể hơn, các hoạt động được tiến hành bởi một doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận hoặc nhằm phục hồi chi phí không phải là những hoạt động được tiến hành với định hướng tạo ra lợi nhuận.

2 Chẳng hạn như tiến hành một nghĩa vụ dịch vụ công ích

3 Việc tính toán tổng doanh thu sẽ bao gồm doanh thu liên quan của tất cả các doanh nghiệp được qui định tại Điều 1, kể cả doanh thu của các công ty con tiến hành các hoạt động thương mại trên cùng một thị trường hoặc các thị trường liên quan.

4 “ một dịch vụ được cung cấp để thực hiện quyền quản lý nhà nước” có cùng ý nghĩa như trong Hiệp định chung WTO về Thương mại dịch vụ.

5 Để cụ thể hơn, tính công bằng theo đó cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý của mình phải được xem xét chiếu theo khuôn mẫu hoặc thông lệ chung của cơ quan quản lý đó.

6 Để cụ thể hơn, đối với những lĩnh vực đó mà các Bên đã thống nhất các nghĩa vụ cụ thể liên quan đến cơ quan quản lý chuyên ngành ở các Chương khác, điều khoản liên quan trong các Chương khác như được nêu trong Hiệp định này sẽ được áp dụng.

7 Để cụ thể hơn, một Bên không buộc phải tiết lộ các báo cáo hoặc nội dung của bất cứ báo cáo nào.

PHỤ LỤC PHÍA VIỆT NAM – DOANH NGHIỆP SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

1. Mục này sẽ không áp dụng cho việc thông qua, thi hành hoặc thực hiện việc tư nhân hóa, cổ phần hóa, tái cấu trúc hoặc thoái vốn tài sản được sở hữu hoặc kiểm soát bởi Chính phủ Việt Nam.

2. Mục này không áp dụng đối với các biện pháp của Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc đảm bảo ổn định kinh tế trong lãnh thổ của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chính sách này, Chính phủ có thể yêu cầu hoặc chỉ đạo một doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc một tổ chức độc quyền bán hoặc mua với một mức giá, khối lượng được qui định hoặc các điều khoản khác hơn là doanh nghiệp đó có thể quyết định trên cơ sở xem xét thương mại, trong phạm vi các qui định, luật lệ hoặc biện pháp chính phủ.

3. Để cụ thể hơn, Mục này sẽ không áp dụng đối với các biện pháp của Chính phủ Việt Nam nhắm vào những vấn đề phát triển trong lãnh thổ Việt Nam, như bảo đảm thu nhập và bảo hiểm, an ninh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển xã hội, nhà xã hội, giảm đói nghè, giáo dục công, đào tạo công, sức khỏe cộng đồng, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy phúc lợi và nghề nghiệp của dân tộc thiểu số và những người sống ở những vùng bất lợi miễn là các hoạt động để thực hiện các biện pháp này không nằm ngoài ứng dụng của Điều 4 đối với các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

4. Căn cứ theo luật lệ, qui định hoặc biện pháp chính phủ, Điều 4 (Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) sẽ không áp dụng đối với việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam theo qui định của luật lệ và nội qui của Việt Nam bởi một doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc một tổ chức độc quyền.

5. Điều 4 (Không phân biệt đối xử và những xem xét thương mại) và Điều 8 (Tính minh bạch) sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp dưới đây, các công ty con và công ty kế vị, đang theo đuổi cùng chỉ thị chính phủ, tham gia hạn chế vào các hoạt động được mô tả dưới đây:

5.1. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PETROVIETNAM)

Các hoạt động: thăm dò và khai thác dầu khí 1 và dịch vụ điều hành bay cho các hoạt động dầu khí

5.2. Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (EVN) và bất kỳ doanh nghiệp nào

Các hoạt động: Phát điện bằng năng lượng thủy, năng lượng hạt nhân và các máy phát điện liên quan đến an ninh, truyền tải và phân phối tất cả các loại điện, năng lượng và các dạng thay thế điện.

5.3. Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam (Vinacomin)

Các hoạt động: Bán than và khoáng sản căn cứ các qui định và luật pháp Việt Nam.

5.4. Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC)2

Các hoạt động: Quản lý tài sản, đầu tư và các hoạt động liên quan, sử dụng tài sản tài chính của Chính phủ Việt Nam

5.5. Công Ty TNHH Mua Bán Nợ Việt Nam (DATC)

Các hoạt động liên quan đến tái cấu trúc nợ căn cứ qui định, luật pháp hoặc biện pháp chính phủ giới hạn trong phạm vi thực hiện mục đích hoặc chỉ thị chính phủ.

5.6. Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam

Các hoạt động: Dịch vụ khai thác mặt đất

5.7. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước trong lĩnh vực in ấn, xuất bản, truyền thông và các dịch vụ nghe nhìn

Các hoạt động: Bất kỳ hoạt động nào về truyền thông, in ấn và xuất bản; mua bán các sản phẩm nghe nhìn và dịch vụ phân phối

…………………………..

2 Để cụ thể hơn, việc bán cổ phần khơi mào không bao gồm các hạng mục đầu tư của SCIC. Trong thời hạn 5 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, SCIC sẽ nỗ lực trở thành thành viên của Diễn Đàn Quốc Tế Quỹ Đầu Tư Quốc Gia hoặc tán thành các Nguyên Tắc và Thông Lệ được chấp nhận chung ("Các nguyên tắc Santiago") được ban hành vào tháng Mười năm 2008 bởi Nhóm Công Tác Quốc Tế Quỹ Đầu Tư Quốc Gia, hoặc các nguyên tắc và thông lệ khác như được các Bên thống nhất.

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NHẤT VIỆT

Địa chỉ: P.503, CT5D, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

ĐT: 0473 002 333

Email: contact@taichinhnhatviet.com.vn

Website: taichinhnhatviet.com.vn

Bình luận

Bài viết liên quan