TAFI

Văn bản pháp luật

Bản tiếng Việt Hiệp định EVFTA: Chính sách cạnh tranh

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

MỤC I: CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

ĐIỀU 1 Các nguyên tắc

Các Bên nhận ra tầm quan trọng của sự cạnh tranh không bị bóp méo trong các mối quan hệ thương mại và đầu tư của mình. Các Bên thừa nhận các hành vi làm giảm tính cạnh tranh có tiềm năng bóp méo chức năng đúng đắn của thị trường và bào mòn những ích lợi của tự do thương mại.

ĐIỀU 2 Khung pháp lý

 (1) Các Bên phải thông qua hoặc duy trì pháp luật cạnh tranh toàn diện vốn ngăn cấm hành vi làm giảm tính cạnh tranh, với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi khách hàng, và sẽ có hành động phù hợp đối với hành vi đó.

 (2) Luật cạnh tranh trong từng lãnh thổ tương tương sẽ giải quyết một cách hiệu quả:

a) các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, những quyết định của các hiệp hội doanh nghiệp và các hoạt động phối hợp nhằm mục đích ngăn chặn, giới hạn hoặc bóp méo tính cạnh tranh,

b) các hoạt động sai trái của một hoặc một số doanh nghiệp có vị thế khống chế, và

c) các hoạt động tập trung giữa các doanh nghiệp vốn ngăn cản đáng kể sự cạnh tranh hiệu quả.

ĐIỀU 3 Thực hiện

 (1) Các Bên phải duy trì quyền tự trị trong việc phát triển và thực thi luật cạnh tranh của mình.

 (2) Các Bên phải duy trì hệ thống chính quyền chịu trách nhiệm, được trang bị phù hợp cùng với thẩm quyền cần thiết cho việc áp dụng triệt để và thi hành hiệu quả luật cạnh tranh của mình.

 (3) Tất cả các doanh nghiệp, tư hoặc công, phải tuân thủ luật cạnh tranh như được dẫn chiếu tại Điều 2 trên đây.

 (4) Các Bên sẽ áp dụng luật cạnh tranh của mình một cách minh bạch và không phân biệt đối xử, vào các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, kể cả việc tôn trọng các nguyên tắc công bằng thủ tục và quyền bảo vệ của các doanh nghiệp.

 (5) Việc áp dụng luật cạnh tranh không được cản trở việc thực hiện, về mặt luật pháp hoặc thực tiễn, những nhiệm vụ công ích cụ thể được giao cho các doanh nghiệp được đề cập. Những miễn trừ khỏi luật cạnh tranh của một Bên chỉ giới hạn trong nhiệm vụ công ích, tương ứng với mục tiêu chính sách công và phải minh bạch.

ĐIỀU 4 Giải quyết tranh chấp

Không Bên nào được cậy vào giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này đối với bất cứ vấn đề nào phát sinh theo Mục này.

MỤC II TRỢ CẤP CHÍNH PHỦ

ĐIỀU x.1 Các nguyên tắc

 (1) Các Bên nhất trí các khoản trợ cấp chính phủ có thể được một Bên cung cấp khi chúng cần thiết để đạt mục tiêu chính sách công. Tuy nhiên các Bên cũng thừa nhận rằng một số khoản trợ cấp chính phủ có khả năng làm bóp méo chức năng đúng đắn của thị trường và gây xói mòn ích lợi của tự do thương mại. Về nguyên tắc, các khoản trợ cấp gởi đến các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không được tiến hành bởi một Bên khi những khoản trợ cấp đó ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh và thương mại.

 (2) Một danh sách cụ thể các mục tiêu chính sách công có thể nhận trợ cấp chính phủ bởi một Bên trong phạm vi các điều kiện được nêu trong Mục này, bao gồm:

(a) phục hồi tổn thất do thiên tai hoặc những sự cố bất thường gây ra;

 (b) thúc đẩy phát triển kinh tế tại các vùng nơi tiêu chuẩn sống còn quá thấp hoặc thất nghiệp nghiêm trọng.

(c) phục hồi biến động nghiêm trọng trong nền kinh tế;

 (d) thúc đẩy phát triển một số hoạt động kinh tế hoặc một số lĩnh vực kinh tế, bao gồm nhưng không giới hạn, các khoản trợ cấp cho các mục đính nghiên cứu, phát triển và đổi mới, đào tạo hoặc tạo công ăn việc làm, các khoản trợ cấp cho mục đích môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như được qui định trong luật pháp tương ứng của các Bên và

 (e) thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa và di sản.

 (3) Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp sử dụng các khoản trợ cấp cụ thể do một Bên cung cấp phải đúng với mục tiêu chính sách.

ĐIỀU x.2 Định nghĩa và phạm vi

 (1) Trong Hiệp định này, một khoản trợ cấp chính phủ là một biện pháp vốn thỏa mãn một cách chính đáng các điều kiện được nêu tại Điều 1.1 của Hiệp định WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) bất kể nó được cấp cho một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ2.

 (2) Một khoản trợ cấp sẽ chịu sự điều chỉnh của Mục này nếu nó được xác định là khoản trợ cấp riêng theo các qui định tại Điều 2 của ASCM. Các khoản trợ cấp cho các tổ chức mua hàng hoặc các biện pháp chung, bao gồm các khoản trợ cấp hoặc các biện pháp để đạt các mục tiêu chính sách xã hội, không được coi là riêng trong ý nghĩa của Mục này.

 (3) Những khoản trợ cấp riêng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp công và tư sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Mục này.

 (4) Việc áp dụng các qui định trong Mục này không được cản trở việc thực hiện, về mặt luật pháp hoặc thực tiễn, những nhiệm vụ công ích cụ thể, bao gồm nghĩa vụ dịch vụ công ích, được giao cho các doanh nghiệp được đề cập. Những miễn trừ chỉ giới hạn trong nhiệm vụ công ích, tương ứng với mục tiêu chính sách công và phải minh bạch rõ ràng.

 (5) Mục này không áp dụng cho các hoạt động phi kinh tế.

 (6) Điều x.6, khoản 1 (các khoản trợ cấp riêng có điều kiện) sẽ không áp dụng đối với các khoản trợ cấp thủy sản và các khoản trợ cấp liên quan đến kinh doanh các hàng hóa được qui định trong Phụ lục 1 của Hiệp định WTO về Nông nghiệp.

 (7) Mục này chỉ áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng theo đó số tiền cho mỗi người thụ hưởng trong thời hạn 3 năm cao hơn 300,000 SDR3.

 (8) Đối với các khoản trợ cấp về dịch vụ, Điều x.4 (tính minh bạch) và Điều x.6 (Các khoản trợ cấp riêng có điều kiện) chỉ áp dụng đối với các lĩnh vực dịch vụ dưới đây: viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải bao gồm hàng hải, năng lượng, dịch vụ vi tính, kiến trúc và kỹ thuật, xây dựng, dịch vụ môi trường, tùy thuộc vào những điều kiện của Chương về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoặc Chương về Đầu tư của Hiệp định này.

(9) Mục này sẽ không áp dụng đối với các lĩnh vực mà các Bên đã không liệt kê theo Chương về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoặc Chương về Đầu tư của Hiệp định này.

 (10) Điều x.6 không áp dụng đối với các khoản trợ cấp được chính thức đồng ý hoặc cung cấp trước hoặc trong khoảng thời gian 5 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU x.3 Mối quan hệ với WTO

Những điều khoản trong Mục này sẽ được áp dụng mà không gây phương hại đến quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo Điều VI của GATT 1994, Hiệp định SCM và Hiệp định WTO về Nông nghiệp.

ĐIỀU x.4 Tính minh bạch

 (1) Mỗi Bên phải đảm bảo tính minh bạch về các khoản trợ cấp riêng. Với mục đích này, theo định kỳ bốn năm một lần, mỗi Bên phải thông báo về cơ sở pháp lý, hình thức, giá trị hoặc ngân sách và người nhận khoản trợ cấp riêng nếu có thể.

 (2) Thông báo này được coi là hoàn chỉnh nếu thông tin liên quan được phổ biến trên trang thông tin điện tử bởi các Bên hoặc tổ chức đại diện của họ kể từ ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch tiếp theo. Thông báo đầu tiên phải được phổ biến không trễ hơn 4 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU x.5 Tham vấn

 (1) Nếu một Bên nhận thấy rằng một khoản trợ cấp riêng được cung cấp bởi Bên kia, vốn không được qui định tại Điều x.6 của Mục này, có hoặc có thể tác động tiêu cực đến ích lợi thương mại hoặc đầu tư của Bên đầu tiên, Bên đầu tiên có thể bày tỏ quan ngại của mình dưới dạng văn bản cho Bên kia và đề nghị tổ chức thảo luận về vấn đề đó. Bên được đề nghị phải thể hiện sự thiện chí và cảm thông trước lời đề nghị này. Cụ thể, buổi thảo luận này phải nhằm mục đích chỉ rõ liệu khoản trợ cấp riêng đó được cung cấp duy nhất cho mục tiêu chính sách công, giá trị của khoản trợ cấp được đề cập có giới hạn trong yêu cầu tối thiểu để đạt mục tiêu này, khoản trợ cấp có tác dụng khuyến khích và tác động tiêu cực đối với thương mại và đầu tư của Bên đề nghị có được giới hạn hay không.

 (2) Để tạo điều kiện cho buổi thảo luận, Bên được đề nghị phải cung cấp thông tin về gói thầu riêng được đề cập trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Nếu Bên đề nghị, sau khi nhận được thông tin về khoản trợ cấp được đề cập, thấy rằng khoản trợ cấp được đưa ra thảo luận có hoặc có thể tác động tiêu cực đến ích lợi thương mại hoặc đầu tư của Bên đề nghị theo cách không tương xứng, Bên được đề nghị sẽ nỗ lực tối đa nhằm loại bỏ hoặc làm giảm tác động tiêu cực đến lợi ích thương mại và đầu tư của Bên đề nghị được gây ra bởi khoản trợ cấp được đề cập.

ĐIỀU x.6 Các khoản trợ cấp riêng có điều kiện

 (1) Các Bên sẽ áp đặt những điều kiện cho các khoản trợ cấp riêng dưới đây:

(a) Một thỏa thuận hợp pháp theo đó một chính phủ hoặc bất kỳ cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm chi trả các món nợ hoặc các khoản nợ phải trả của một số doanh nghiệp được chấp nhận miễn là việc giải quyết nợ giới hạn trong phạm vi giá trị các khoản nợ hoặc thời hạn của trách nhiệm liên quan;

 (b) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vỡ nợ hoặc suy yếu theo nhiều hình thức khác nhau (các khoản vay, bảo đảm cho vay, trợ cấp tiền mặt, bơm vốn, cung cấp tài sản thấp hơn giá thị trường, miễn thuế) với thời hạn trên một năm được chấp nhận miễn là một kế hoạch tái cấu trúc đáng tin cậy đã được chuẩn bị dựa trên những giả định thực tế nhằm đảm bảo đưa doanh nghiệp trở lại vị trí vững vàng lâu dài trong khoản thời gian hợp lý và doanh nghiệp tự đóng góp vào chi phí tái cấu trúc đó.4

 (2) Các điểm (a) và (b) trên đây không áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng theo đó Bên trợ cấp ngay khi nhận được văn bản đề nghị của Bên kia đã chứng minh được rằng khoản trợ cấp được đề cập không ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư của Bên kia và cũng sẽ không xảy ra như vậy.

 (3) Các điểm (a) và (b) trên đây không áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng được cung cấp để khắc phục sự bất ổn nghiêm trọng của nền kinh tế của một Bên. Sự bất ổn về kinh tế của một Bên được coi là nghiêm trọng nếu nó khác thường, tạm thời và đáng kể, và ảnh hưởng đến các nước thành viên hoặc toàn bộ nền kinh tế của một Bên hơn là một khu vực cụ thể hoặc một lĩnh vực kinh tế cụ thể của một bên hoặc nước thành viên của mình.

ĐIỀU x.7 Giải quyết tranh chấp

Điều x.5 (tham vấn) của Mục này sẽ chịu sự qui định bởi các điều khoản tranh chấp của Hiệp định này.

ĐIỀU x.8 Khoản xét

Các Bên sẽ xem xét Mục này không trễ hơn năm năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực và theo các khoản thời gian đều đặn sau đó. Các Bên sẽ tham khảo với nhau về nhu cầu điều chỉnh Mục này theo kinh nghiệm học được và sự phát triển của bất kỳ qui định tương ứng nào trong WTO. Các Bên, một cách cụ thể, sẽ xem xét đưa vào các ngành nghề dịch vụ bổ sung theo Điều x.2, khoản 8, Mục này.

Mục xx: Định nghĩa và những nguyên tắc chung

ĐIỀU xx.1 Định nghĩa

 (1) “Nhiệm vụ công ích” là một hoạt động cụ thể vốn mang lại những hiệu quả ích lợi công cộng nói chung mà không hoặc sẽ không được cung cấp theo những điều kiện khác nhau về khả năng tiếp cận, chất lượng, an toàn, khả năng chi trả hoặc đối xử bình đẳng bởi thị trường mà không có sự can thiệp nhà nước.

 (2) “Mục tiêu chính sách công” là mục tiêu chung nhằm mang lại hiệu quả về ích lợi công cộng chung.

ĐIỀU XX.2 Bảo mật thông tin

 (1) Khi thực hiện trao đổi thông tin theo Chương này, các Bên phải tính đến những giới hạn được áp đặt bởi những luật lệ thương ứng của mỗi Bên liên quan đến bí mật nghề nghiệp và thương mại và phải đảm bảo việc bảo vệ bí mật kinh doanh và các thông tin mật khác.

 (2) Khi một Bên truyền tải một thông tin mật theo Hiệp định này, Bên nhận thông tin phải, duy trì việc bảo mật thông tin đó.

ĐIỀU XX.3 Hợp tác

Để đạt được các mục tiêu của Hiệp định này và để nâng cao việc thực thi cạnh tranh hiệu quả, các Bên phải thừa nhận rằng chính trong lợi ích chung của họ phải đẩy mạnh hợp tác về phát triển chính sách cạnh tranh, bao gồm kiểm soát trợ cấp trong phạm vi ngân sách cho phép theo chương trình hợp tác của các Bên.

………………………………

1 Để cụ thể hơn, khi một Bên thiết lập khung pháp lý và các thủ tục hành chính liên quan theo hiệu lực này, các nghĩa vụ sẽ được coi là hoàn tất.

2 Điều này không gây ảnh hưởng đến vị thế của các Bên và tác động có thể có của các cuộc thảo luận tương lai trong Hiệp định WTO về các khoản trợ cấp cho dịch vụ. Tùy tiến độ của các cuộc thảo luận cấp WTO, các Bên có thể thông qua một quyết định được đưa ra bởi một ủy ban liên quan để cập nhật Hiệp định này.

3 Để cụ thể hơn, nghĩa vụ thông báo không đòi hỏi Bên thông báo cung cấp tên của bên thừa hưởng trợ cấp.

Điều này không ngăn cản một Bên cung cấp hỗ trợ thanh khoản tạm thời theo hình thức bảo đảm vốn vay hoặc vốn vay giới hạn trong giá trị cần thiết để giúp doanh nghiệp giữ vững hoạt động trong thời gian cần thiết để vạch ra kế hoạch tái cấu trúc hoặc thanh khoản.

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NHẤT VIỆT

Địa chỉ: P.503, CT5D, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

ĐT: 0473 002 333

Email: contact@taichinhnhatviet.com.vn

Website: taichinhnhatviet.com.vn

Bình luận

Bài viết liên quan