Chương [...]
Nguyên tắc đối xử quốc gia và Mở cửa thị trường hàng hóa
ĐIỀU 1: MỤC TIÊU
Các Bên từng bước và cùng có trách nhiệm tự do hóa thương mại hàng hóa trong thời gian chuyển tiếp bắt đầu từ khi có hiệu lực của Hiệp định này phù hợp với các quy định của Hiệp định này và Điều XXIV của GATT 1994.
ĐIỀU 2: PHẠM VI
[Trừ trường hợp có quy định khác,]1 Chương này được áp dụng đối với thương mại hàng hóa giữa các Bên.
ĐIỀU 3: GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Trong phạm vi Chương này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Thuế quan bao gồm các loại thuế hoặc phí đánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu một mặt hàng, bao gồm các loại thuế phụ hoặc phụ phí đánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu mặt hàng đó. Một loại "thuế quan" không bao gồm:
(a) các loại phí tương đương với thuế nội địa áp dụng theo quy định tại Điều [Nguyên tắc đối xử quốc gia] của Chương này;
(b) các loại thuế áp dụng áp dụng theo quy định tại Chương [Biện pháp khắc phục thương mại];
(c) các loại thuế áp dụng theo quy định tại Điều VI, XVI và XIX của GATT 1994, Hiệp định của WTO về thực thi Điều VI của GATT 1994, Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp, Hiệp định của WTO về các biện pháp tự vệ, Điều 5 của Hiệp định WTO về Nông nghiệp và Thỏa thuật sơ bộ của WTO về quy tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là "DSU")
(d) các loại phí hoặc lệ phí khác áp dụng theo quy định tại Điều 10 của Chương này.
hàng hóa nông nghiệp là những hàng hóa nêu tại Điều 2 của Hiệp định WTO về Nông nghiệp;
trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp được định nghĩa tại Điều 1(e) của Hiệp định Nông nghiệp, bao gồm các sửa đổi;
Thủ tục cấp phép nhập khẩu/xuất khẩu là thủ tục hành chính 2 được sử dụng cho các hoạt động của chế độ cấp phép nhập khẩu/xuất khẩu có yêu cầu nộp đơn xin cấp phép hoặc tài liệu khác (trừ tài liệu phục vụ cho các mục đích hải quan) cho cơ quan quản lý có liên quan như một điều kiện trước khi nhập khẩu/xuất khẩu từ lãnh thổ hải quan của nước nhập khẩu/xuất khẩu;
yêu cầu thực hiện là một yêu cầu về:
(a) một mức độ hoặc tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu nhất định;
(b) việc hàng hóa của Bên cấp giấy phép nhập khẩu được thay thế cho hàng nhập khẩu;
(c) một người được hưởng lợi từ một giấy phép nhập khẩu mua hàng hóa khác trong lãnh thổ của Bên cấp giấy phép nhập khẩu, hoặc chuyển sang hàng hóa sản xuất trong nước;
(d) một người được hưởng lợi từ một giấy phép nhập khẩu sản xuất hàng hóa trong lãnh thổ của Bên cấp giấy phép nhập khẩu, với một hàm lượng nội địa nhất định; hoặc
(e) có liên quan đến khối lượng hoặc giá trị nhập khẩu theo khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc đến nguồn thu ngoại hối.
hàng tái sản xuất là một mặt hàng thuộc các chương HS 84, 85, 87, 90 và 9402, trừ Phụ lục [Z]:
a) bao gồm hoàn toàn hoặc một phần các bộ phận thu được từ hàng hóa đã qua sử dụng; và
b) có hiệu suất và điều kiện làm việc cũng như tuổi thọ tương tự so với hàng hóa mới ban đầu và được bảo hành như hàng hóa mới.
giao dịch lãnh sự là thủ tục xin một một hóa đơn lãnh sự hoặc một thị thực lãnh sự đối với một hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, bản kê khai hàng hóa, tờ khai xuất khẩu của bên vận chuyển hoặc bất kỳ tài liệu hải quan khác có liên quan đến việc nhập khẩu của hàng hóa từ lãnh sự của Bên nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu, hoặc trong lãnh thổ của một bên thứ ba.
ĐIỀU 4: PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
Phân loại hàng hoá trong thương mại giữa các Bên được quy định trong danh mục thuế quan tương ứng của mỗi Bên theo HS 2012 và các văn bản sửa đổi.
ĐIỀU 5: HÀNG TÁI SẢN XUẤT
Các Bên sẽ áp dụng cho hàng hóa tái sản xuất chính sách tương tự như chính sách đối với hàng hóa mới cùng loại. Một Bên có thể yêu cầu ghi nhãn hàng hóa tái sản xuất cụ thể để ngăn chặn việc lừa dối người tiêu dùng. Điều này được áp dụng trong một giai đoạn chuyển tiếp không quá ba năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.
ĐIỀU 6: XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Các Bên áp dụng các quy định của Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về Thực hiện Điều VII của GATT 1994 cho mục đích xác định giá trị hải quan của hàng hóa giao dịch giữa các Bên.
ĐIỀU 7: GIẢM VÀ/HOẶC XOÁ BỎ THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1. Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, mỗi Bên sẽ cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia theo các Biểu cam kết trong Phụ lục [về tự do hóa thuế quan] (sau đây gọi là "Biểu cam kết" ). Trong phạm vi Chương này, "có xuất xứ" nghĩa là thỏa mãn các quy tắc xuất xứ nêu tại Phụ lục [về Quy tắc xuất xứ].
2. Đối với mỗi mặt hàng, thuế suất hải quan cơ bản được giảm lần lượt theo khoản 1 sẽ được quy định tại các Phụ lục. Việc xóa bỏ thuế quan được theo Biểu cam kết của Việt Nam không áp dụng cho xe cơ giới đã qua sử dụng thuộc mã HS 8702, 8703 và 8704.
3. Nếu, tại một thời điểm bất kỳ, một Bên giảm thuế suất hải quan tối huệ quốc đang được áp dụng, hàng hóa có xuất xứ sẽ được áp dụng thuế suất này khi và cho đến khi thuế suất này thấp hơn thuế suất hải quan áp dụng theo Biểu cam kết của Bên đó.
4. Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, không Bên được tăng thuế quan hiện theo quy định tại Biểu cam kết 3 của Bên đó hoặc thông qua một loại thuế quan mới đối với hàng hóa có xuất xứ từ một Bên khác.
5. Bất kỳ thời điểm nào, một Bên cũng có quyền đẩy nhanh quá trình đơn phương giảm và/hoặc xoá bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ của Bên kia đưa ra trong Biểu cam kết tại Phụ lục [X]. Bên xem xét điều này phải thông báo cho Bên kia càng sớm càng tốt trước khi thuế suất hải quan mới có hiệu lực. Quy định này không ngăn cản một Bên tăng thuế quan lên mức quy định trong Biểu cam kết sau khi đơn phương giảm thuế.
6. Theo yêu cầu của một Bên, các Bên sẽ tham khảo ý kiến để xem xét đẩy nhanh và mở rộng phạm vi của việc giảm và/hoặc xoá bỏ thuế quan đặt ra trong Biểu cam kết của mình tại Phụ lục [X]. Một thỏa thuận của các Bên về việc đẩy nhanh và/hoặc mở rộng này sẽ bãi bỏ mọi thuế suất hoặc phân loại xác định theo Biểu cam kết của mình đối với mặt hàng đó. Một thỏa thuận như vậy sẽ có hiệu lực sau khi mỗi Bên hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước của mình.
ĐIỀU 8: HÀNG ĐÃ QUA SỬA CHỮA
1. Trong phạm vi Điều này, sửa chữa nghĩa là một hoạt động xử lý bất kỳ được thực hiện trên hàng hóa để khắc phục các khiếm khuyết trong hoạt động hoặc thiệt hại vật chất và kéo theo sự tái lập của hàng hóa với chức năng ban đầu của chúng hoặc để đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để sử dụng của chúng, mà nếu không hàng hóa có thể không còn có thể được sử dụng theo cách thông thường để phục vụ cho các mục đích ban đầu. Việc sửa chữa hàng hoá bao gồm khôi phục và bảo trì, không bao gồm các hoạt động hoặc quá trình:
(a) phá hủy các đặc tính cơ bản của hàng hóa hoặc tạo ra hàng hóa mới hoặc khác biệt về thương mại; hoặc
(b) chuyển đổi hàng hóa chưa hoàn thiện sang thành phẩm;
(c) được sử dụng để cải thiện hoặc nâng cấp các tính năng kỹ thuật của hàng hóa.
2. Một Bên không được áp dụng thuế quan đối với hàng hóa, bất kể xuất xứ, được tái nhập vào lãnh thổ của mình sau khi chúng đã được tạm xuất khẩu từ lãnh thổ của mình sang lãnh thổ của Bên kia để sửa chữa, bất kể việc sửa chữa có thể thực hiện trong lãnh thổ của Bên mà từ đó hàng hoá được tạm xuất khẩu để sửa chữa.
3. Khoản 2 không áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu gửi kho, vào khu thương mại tự do, hoặc trong tình trạng tương tự, được xuất khẩu để sửa chữa và không tái nhập khẩu gửi kho, vào khu thương mại tự do, hoặc trong tình trạng tương tự.
4. Một Bên không được áp dụng thuế quan đối với hàng hóa, bất kể xuất xứ, tạm nhập khẩu từ lãnh thổ của Bên khác để sửa chữa.
ĐIỀU 9: THUẾ XUẤT KHẨU, CÁC LOẠI THUẾ VÀ PHÍ KHÁC
1. Không được duy trì hoặc đưa vào áp dụng các loại thuế hoặc phí đối với hoặc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ của Bên kia cao hơn các loại thuế và phí áp dụng đối với hàng hoá tương tự cho thị trường trong nước, trừ trường hợp tuân thủ theo Biểu cam kết trong Phụ lục [XX].
2. Nếu, tại một thời điểm bất kỳ, một Bên áp dụng một mức thuế suất hoặc phí đối với hoặc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa, và miễn là mức thuế suất hoặc phí này thấp hơn so với mức quy định trong Biểu cam kết tại Phụ lục [XX], thì mức thấp hơn này sẽ được áp dụng. Khoản này không áp dụng cho các chính sách đối xử thuận lợi hơn đối với bất kỳ bên thứ ba nào khác theo một thỏa thuận thương mại ưu đãi, trong đó có thỏa thuận thương mại tự do.
3. Theo yêu cầu của một trong các Bên, Ủy ban Thương mại sẽ rà soát các loại thuế hoặc phí khác được áp dụng đối với hoặc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ của một Bên khác khi một Bên đã áp dụng chính sách đối xử thuận lợi hơn cho bất kỳ bên thứ ba nào khác theo một thỏa thuận thương mại ưu đãi.
ĐIỀU 10: TRỢ CẤP XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP
1. Các Bên chia sẻ mục tiêu của việc đồng thời loại bỏ và phòng ngừa sự tái xuất hiện của tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu và các ngành, trong bối cảnh đa phương, đối với tất cả các biện pháp xuất khẩu có hiệu quả tương đương cho hàng nông nghiệp, và phải làm việc cùng nhau hướng tới một thỏa thuận trong WTO để đạt mục tiêu này.
2. Kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, không Bên nào được đưa vào áp dụng hoặc duy trì trợ cấp xuất khẩu hoặc các biện pháp khác có tính chất tương đối với mọi hàng hóa nông nghiệp dành cho các lãnh thổ của Bên khác. 4
ĐIỀU 11: QUẢN LÝ QUY ĐỊNH THƯƠNG MẠI
Theo Điều X của GATT 1994, mỗi Bên phải quản lý thống nhất, vô tư và hợp lý tất cả các luật, quy định, quyết định tư pháp và hành chính của mình liên quan đến:
(a) phân loại hoặc xác định giá trị hàng hóa cho mục đích hải quan;
(b) thuế suất hoặc phí khác;
(c) yêu cầu, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu;
(d) việc chuyển tiền thanh toán; và
(e) các vấn đề tác động đến việc bán, phân phối, vận chuyển, bảo hiểm, kiểm tra kho bãi, triển lãm, chế biến, pha trộn hoặc thao tác khác đối với hàng hóa phục vụ cho mục đích hải quan.
ĐIỀU 12: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA
Mỗi Bên áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia đối với hàng hoá của Bên còn lại theo Điều III của GATT 1994, bao gồm Ghi chú diễn giải và các điều khoản bổ sung. Với mục đích này, các nghĩa vụ quy định tại Điều III của GATT 1994, bao gồm Ghi chú diễn giải và điều khoản bổ sung, được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này với những sửa đổi.
ĐIỀU 13: HẠN CHẾ ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU
1. Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, không Bên nào được thông qua hoặc duy trì lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu đối với bất kỳ hàng hóa nào của Bên còn lại hoặc đối với việc xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu của bất kỳ hàng hóa nào dành cho các lãnh thổ của Bên kia, phù hợp với Điều XI của GATT 1994, bao gồm Ghi chú và các điều khoản bổ sung. Với mục đích này, Điều XI của GATT 1994, Ghi chú và các điều khoản bổ sung được đưa vào và là một phần của Hiệp định này.
2. Các Bên hiểu rằng các quyền và nghĩa vụ tại khoản 1, trong hoàn cảnh mà bất kỳ hình thức hạn chế nào khác cũng bị cấm, không cho phép một Bên thông qua hoặc duy trì:
(a) việc cấp phép nhập khẩu có điều kiện về việc hoàn thành một yêu cầu thực hiện; hoặc
(b) hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
3. Khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng cho các hàng hóa được liệt kê trong Phụ lục Y của Chương này. Bất kỳ sửa đổi nào trong tương lai của các luật và quy định của Việt Nam làm giảm phạm vi của các hàng hóa được liệt kê trong Phụ lục này của Việt Nam sẽ tự động trở thành một phần của Hiệp định này. Bất kỳ ưu đãi nào theo do Việt Nam áp dụng liên quan đến phạm vi của hàng hóa được liệt kê trong Phụ lục Y dành cho bất kỳ đối tác thương mại nào khác sẽ tự động trở thành một phần của Hiệp định này.
4. Tuân thủ Hiệp định WTO, một Bên có thể thực hiện bất kỳ biện pháp do Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO ủy quyền đối với Bên còn lại.
5. Mỗi Bên phải bảo đảm tính minh bạch của mọi hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu không bị cấm tại khoản 1 .
ĐIỀU 14: QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
1. Việt Nam sẽ thông qua và duy trì hiệu lực văn bản pháp luật phù hợp cho phép các công ty dược phẩm nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nhập khẩu dược phẩm, trong đó được chính quyền của Việt Nam cho phép marketing. Không ảnh hưởng đến Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam tại Phụ lục [...] theo Chương [...], các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đó được phép bán dược phẩm nhập khẩu hợp pháp của mình cho các nhà phân phối hoặc bán buôn có quyền phân phối dược phẩm tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu tại khoản 1 nếu được phép nhập khẩu dược phẩm thì cũng được phép:(i) xây dựng kho riêng để lưu trữ dược phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam của mình; (ii) cung cấp thông tin liên quan đến dược phẩm nhập khẩu hợp pháp của mình cho người hành nghề y tế phù hợp với các quy định của Bộ Y tế; và (iii) thực hiện nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm theo quy định tại Điều [2 của các về sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế] và phù hợp với các quy định của Bộ Y tế để đảm bảo các dược phẩm nhập khẩu hợp pháp của mình thích hợp cho người Việt.
ĐIỀU 15: THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU
A. THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU
1. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ hiện tại của mình theo Hiệp định WTO về thủ tục cấp phép nhập khẩu.
2. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia về thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện có, bao gồm cả các cơ sở pháp lý và các trang web chính thức có liên quan, trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, trừ khi chúng được đã được thông báo hoặc cung cấp theo Điều 5 hoặc Điều 7.3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO. Thông báo phải có các thông tin tương tự như quy định tại Điều 5 và Điều 7.3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO.
3. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia mọi thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi mà Bên đó dự định thông qua theo cách thông thường trong vòng 45 ngày trước khi thủ tục mới hoặc sửa đổi có hiệu lực. Một Bên không được thông báo chậm hơn 60 ngày sau ngày công bố trừ trường hợp những thủ tục này được thông báo theo Điều 5 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO. Thông báo phải có các thông tin tương tự như quy định tại Điều 5 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO.
4. Mỗi Bên công bố trên một trang web chính thức mọi thông tin mà Bên đó phải công bố theo Điều 1.4 (a) của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO.
5. Theo yêu cầu của một Bên, trong vòng 60 ngày, Bên kia phải trả lời một chất vấn hợp lý liên quan đến bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu nào mà Bên đó dự định thông qua hoặc đã thông qua hoặc đang duy trì, cũng như các tiêu chí cấp và/hoặc phân bổ giấy phép nhập khẩu bao gồm các điều kiện xin cấp phép đối với người, doanh nghiệp, và tổ chức, (các) cơ quan quản lý phụ trách, và danh sách các sản phẩm có yêu cầu cấp phép nhập khẩu.
6. Các Bên phải đưa vào áp dụng và quản lý mọi thủ tục cấp phép nhập khẩu theo:
(a) khoản 1 đến 9 Điều 1 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO;
(b) Điều 2 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO;
(c) Điều 3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO.
Với mục đích này, các quy định nêu tại điểm (a), (b) và (c) của khoản này được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này và được áp dụng giữa các Bên.
7. Các Bên chỉ được thông qua hoặc duy trì các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động như một điều kiện để nhập khẩu vào lãnh thổ của mình nhằm thực hiện các mục tiêu hợp pháp sau khi đã tiến hành đánh giá tác động thích hợp.
8. Các Bên phải cấp giấy phép nhập khẩu có thời hạn phù hợp và không được ngắn hơn so với dự kiến theo pháp luật trong nước về nghĩa vụ cấp giấy phép nhập khẩu, và trong đó không loại trừ hàng nhập khẩu.
9. Trường hợp một Bên đã từ chối hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu đối với một mặt hàng của Bên kia, thì theo yêu cầu của người nộp đơn và ngay sau khi nhận được yêu cầu, Bên đó phải cung cấp cho người nộp đơn văn bản giải trình lý do từ chối. Người nộp đơn có quyền khiếu nại hoặc rà soát theo luật pháp trong nước hoặc thủ tục của Bên nhập khẩu.
10. Các Bên chỉ được thông qua hoặc duy trì thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động 5 để thực hiện một biện pháp phù hợp với Hiệp định này, bao gồm Điều 19 [Ngoại lệ chung] của Chương này. Một Bên khi thông qua thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động phải nêu rõ mục đích được thực hiện thông qua thủ tục cấp giấy phép đó.
B. THỦ TỤC CẤP PHÉP XUẤT KHẨU
1. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia về thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu hiện có của mình, bao gồm cả các cơ sở pháp lý và các trang web chính thức có liên quan, trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.
2. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia mọi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu mới và sửa đổi mà Bên đó dự định thông qua theo cách thông thường trong vòng 45 ngày trước khi thủ tục mới hoặc sửa đổi có hiệu lực. Không Bên nào được thông báo chậm hơn 60 ngày sau ngày công bố của thủ tục đó.
3. Các thông báo nêu tại khoản 1 và 2 có các thông tin sau:
(a) các văn bản của thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, bao gồm các sửa đổi;
(b) các sản phẩm thuộc mỗi thủ tục cấp giấy phép;
(c) đối với mỗi thủ tục, mô tả về:
(i) quy trình xin cấp giấy phép;
(ii) các tiêu chí mà người nộp đơn phải đáp ứng để đủ điều kiện xin cấp phép.
(d) đầu mối liên lạc hoặc các đầu mối mà từ đó những người quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin về các điều kiện để có được một giấy phép xuất khẩu;
(e) (các) cơ quan quản lý nhận đơn xin cấp phép hoặc tài liệu khác có liên quan;
(f) thời gian mỗi thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu có hiệu lực;
(g) Bên đó có hay không có ý định sử dụng một thủ tục cấp giấy phép để quản lý hạn ngạch xuất khẩu, tổng lượng và, nếu khả thi, giá trị của các hạn ngạch cũng như ngày bắt đầu và kết thúc các hạn ngạch; và
(h) các trường hợp ngoại lệ của một yêu cầu cấp phép, làm thế nào để yêu cầu áp dụng trường hợp ngoại lệ, và các tiêu chí cho phép.
4. Mỗi Bên phải công bố mọi thủ tục cấp phép xuất khẩu được áp dụng bao gồm cả các cơ sở pháp lý và địa chỉ các trang web chính thức có liên quan. Mỗi Bên phải công bố mọi thủ tục cấp phép xuất khẩu mới hoặc sửa đổi của mình càng sớm càng tốt nhưng trong mọi trường hợp không muộn hơn 45 ngày kể từ khi thủ tục đó được thông qua và ít nhất 25 ngày làm việc trước khi thủ tục đó có hiệu lực.
5. Theo yêu cầu của một Bên, trong vòng 60 ngày, Bên kia phải trả lời một chất vấn hợp lý liên quan đến bất kỳ thủ tục cấp phép xuất khẩu nào mà Bên đó dự định thông qua hoặc đã thông qua hoặc đang duy trì, cũng như các tiêu chí cấp và/hoặc phân bổ giấy phép xuất khẩu bao gồm các điều kiện xin cấp phép đối với người, doanh nghiệp, và tổ chức, (các) cơ quan quản lý phụ trách, và danh sách các sản phẩm có yêu cầu cấp phép xuất khẩu.
6. Các Bên phải đưa vào áp dụng và quản lý mọi thủ tục cấp phép xuất khẩu theo:
(a) khoản 1 đến 9 của Điều 1 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO;
(b) Điều 2 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO;
(c) Điều 3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu của WTO, trừ các khoản 5(a), (c), (j), (k).
Với mục đích này, các quy định nêu tại điểm (a), (b) và (c) của khoản này được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này và được áp dụng giữa các Bên, với những sửa đổi.
7. Các Bên phải đảm bảo rằng mọi thủ tục cấp phép xuất khẩu được áp dụng một cách trung lập và được quản lý một cách công bằng, không phân biệt đối xử và minh bạch.
8. Các Bên phải cấp giấy phép xuất khẩu có thời hạn phù hợp và không được ngắn hơn so với dự kiến theo pháp luật trong nước về nghĩa vụ cấp giấy phép xuất khẩu và trong đó không loại trừ xuất khẩu.
9. Trường hợp một Bên từ chối hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu đối với một mặt hàng của Bên kia, thì theo yêu cầu của người nộp đơn và ngay sau khi nhận được yêu cầu, Bên đó phải cung cấp cho người nộp đơn văn bản giải trình lý do từ chối. Người nộp đơn có quyền khiếu nại hoặc rà soát phù hợp với luật pháp trong nước hoặc thủ tục của Bên xuất khẩu.
10. Các Bên chỉ được thông qua hoặc duy trì các thủ tục cấp phép xuất khẩu tự động như một điều kiện để xuất khẩu từ lãnh thổ của mình nhằm thực hiện các mục tiêu hợp pháp sau khi đã tiến hành đánh giá tác động thích hợp.
11. Các bên chỉ được thông qua hoặc duy trì thủ tục cấp phép xuất khẩu không tự động 6 để thực hiện một biện pháp phù hợp với Hiệp định này, bao gồm Điều 19 [Ngoại lệ chung] của Chương này. Một Bên khi thông qua thủ tục cấp phép xuất khẩu không tự động phải nêu rõ mục đích được thực hiện thông qua thủ tục cấp giấy phép đó.
ĐIỀU 16: LỆ PHÍ HÀNH CHÍNH VÀ PHÍ KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỦ TỤC
1. Các Bên thỏa thuận rằng phí, lệ phí, thủ tục và các yêu cầu (trừ thuế nhập khẩu và xuất khẩu và các biện pháp được liệt kê tại Điều 3 a, b và c), vốn không được áp dụng theo giá hàng liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá, phải phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo Điều VIII của GATT 1994 bao gồm Ghi chú và các điều khoản bổ sung.
2. Mỗi Bên phải công bố các loại phí và lệ phí mà mình đang áp dụng có liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu thông qua internet hoặc bất kỳ phương tiện chính thức được chỉ định nào khác.
Không Bên nào được yêu cầu giao dịch lãnh sự, bao gồm cả lệ phí và các khoản phí liên quan, đối với việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa cho Bên kia. Sau ba năm có hiệu lực của Hiệp định này, không Bên nào được yêu cầu chứng nhận lãnh sự đối với việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Hiệp định này.
ĐIỀU 17: KÝ HIỆU XUẤT XỨ
Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, khi Việt Nam áp dụng yêu cầu về ký hiệu nước xuất xứ bắt buộc đối với các sản phẩm phi nông nghiệp thuộc phạm vi của Chương này, Việt Nam phải chấp nhận các ký hiệu "Made in EU", hoặc tương tự trong ngôn ngữ địa phương khi thực hiện các yêu cầu đó.
ĐIỀU 18: DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
1. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ hiện tại của mình theo Điều XVII của GATT, Ghi chú và các điều khoản bổ sung và Thỏa thuận sơ bộ của WTO về Diễn giải Điều XVII của GATT 1994, sau đây được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này.
2. Trong chừng mực mà một trong các Bên yêu cầu thông tin của Bên kia về trường hợp cá biệt của các doanh nghiệp thương mại nhà nước và các hoạt động của các doanh nghiệp này, bao gồm cả thông tin về thương mại song phương, các Bên được yêu cầu phải đảm bảo tính minh bạch phù hợp với các quy định trong GATT Điều XVII.4 (d) về thông tin bí mật.
ĐIỀU 19: XÓA BỎ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN THEO KHU VỰC
1. Các Bên tuân thủ các cam kết về các biện pháp phi thuế quan theo khu vực cụ thể đối với các mặt hàng như quy định trong các Phụ lục (sau đây gọi là "Phụ lục theo khu vực").
2. Trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực và theo yêu cầu của một trong các Bên, các Bên sẽ tiến hành đàm phán với mục tiêu mở rộng phạm vi cam kết của mình về các biện pháp phi thuế quan theo khu vực đối với hàng hóa.
ĐIỀU 20: NGOẠI LỆ CHUNG
1. Chương này không ngăn cấm việc thực hiện các biện pháp phù hợp với Điều XX của GATT 1994, Ghi chú và các khoản bổ sung, sau đây được đ