TAFI

Văn bản pháp luật

Bản tiếng Việt Hiệp định EVFTA: Sở hữu trí tuệ

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Mục A

Quy định và nguyên tắc chung

Điều 1

Mục tiêu

1. Mục tiêu của chương này là:

 (a) tạo điều kiện cho sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm tân tiến và sáng tạo giữa các bên tham gia góp cho một nền kinh tế bền vững hơn và toàn diện cho các bên; và

 (b) đạt được một mức độ đầy đủ và có hiệu quả của việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là quyền SHTT)

2. Việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT nên đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ và việc chuyển giao và phổ biến công nghệ, thúc đẩy lợi thế của nhau của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ một cách có lợi cho phúc lợi xã hội và kinh tế, và thúc đẩy sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Điều 2

Bản chất và phạm vi của các nghĩa vụ

1. Các Bên khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ và phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả các điều ước quốc tế đối với vấn đề SHTT mà các Bên là thành viên, bao gồm Hiệp định của WTO về các khía cạnh thương mại liên quan đến SHTT (sau đây gọi là Hiệp định TRIPS). Các quy định của chương này sẽ bổ sung và tiếp tục xác định các quyền và nghĩa vụ giữa các bên theo Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực SHTT với mục tiêu đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả các điều ước quốc tế, cũng như sự cân bằng giữa các quyền của người nắm giữ quyền SHTT và sự quan tâm của công chúng.

2. Trong Hiệp định này, SHTT liên quan ít nhất đến tất cả các loại tài sản trí tuệ là đối tượng quy định của Mục 1 đến 7 của phần II của Hiệp định TRIPS, cụ thể là:

 (a) quyền tác giả và các quyền liên quan;

 (b) nhãn hiệu;

 (c) chỉ dẫn địa lý;

 (d) kiểu dáng công nghiệp;

 (e) quyền sáng chế;

 (f) thiết kế bố trí (topography) của mạch tích hợp;

 (g) bảo vệ thông tin bí mật, và

 (h) giống cây trồng

Bảo vệ SHTT bao gồm việc chống cạnh tranh không lành mạnh nêu tại Điều 10bis Công ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (Đạo luật Stockholm 1967).

Điều X

Đối xử tối huệ quốc

Đối với việc bảo vệ SHTT, bất kỳ một lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một Bên trao cho công dân của bất kỳ nước nào khác phải được trao lập tức và một cách vô điều kiện cho công dân của Bên kia, tùy thuộc vào các trường hợp ngoại lệ được quy định tại các Điều 4 và 5 của Hiệp định TRIPS.

Điều 3

Chấm dứt quyền SHTT

Mỗi Bên được tự do thiết lập chế độ riêng của mình đối với sự chấm dứt quyền SHTT theo các quy định có liên quan của Hiệp định TRIPS.

Mục B

Tiêu chuẩn liên quan đến quyền SHTT

Điều 4

Quyền tác giả và các quyền liên quan

Điều 4.1 – Bảo vệ quyền

Các bên:

1. Phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Công ước Berne về bảo vệ các Tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Rome về Bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và Tổ chức truyền thông và Hiệp định TRIPs.

2. Phải tham gia Hiệp ước WIPO về quyền tác giả - WCT và Hiệp ước của WIPO về Biểu diễn và Ghi âm – WPPT.

Điều 4.2 – Tác giả

Các Bên sẽ trao cho các tác giả quyền độc quyền cho phép hoặc ngăn cấm:

1. sao chép, trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng bất kỳ phương tiện nào và dưới bất kỳ hình thức nào, toàn bộ hoặc một phần của tác phẩm;

2. bất kỳ hình thức xuất bản bằng việc bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu bản gốc của tác phẩm hoặc các bản sao của chúng;

3. bất kỳ việc truyền phát tới công chúng các tác phẩm của họ, bằng phương tiện có dây hoặc không dây, bao gồm cả việc công bố các tác phẩm của mình trong một cách mà công chúng có thể truy cập chúng từ một địa điểm và vào thời gian riêng được họ lựa chọn .

Điều 4.2 – Người biểu diễn

Các Bên sẽ cung cấp cho những người biểu diễn quyền độc quyền được cho phép hoặc cấm:

1. định hình cuộc biểu diễn;

2. sao chép, trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng bất kỳ phương tiện nào và dưới bất kỳ hình thức nào, toàn bộ hoặc một phần định hình của cuộc biểu diễn;

3. công bố, bằng cách bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, các định hình cuộc biểu diễn;

4. công bố, bằng phương tiện có dây hoặc không dây, theo cách mà các thành viên của công chúng có thể truy cập chúng từ một địa điểm và vào thời gian cá nhân được lựa chọn bởi họ, các định hình của cuộc biểu diễn;

5. phát sóng bằng phương tiện không dây hoặc truyền phát tới công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình, trừ trường hợp bản thân cuộc biểu diễn đã được phát sóng.

Điều 4.4 - Các nhà sản xuất bản ghi âm

Các Bên sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất bản ghi âm quyền độc quyền được cho phép hoặc cấm:

1. trực tiếp hoặc gián tiếp, sao chép bằng bất kỳ phương tiện nào và dưới bất kỳ hình thức nào, toàn bộ hoặc một phần của bản ghi âm của mình;

2. công bố, bằng cách bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, các bản ghi âm, bao gồm các bản sao của chúng;

3. công bố, bằng phương tiện có dây hoặc không dây, theo cách mà các thành viên của công chúng có thể truy cập chúng từ một địa điểm và vào thời gian cá nhân được lựa chọn bởi họ, các bản ghi âm;

Điều 4.5 - Tổ chức phát sóng

Mỗi Bên quy định các tổ chức phát sóng có quyền độc quyền cho phép hoặc cấm:

1. việc định hình chương trình phát sóng;

2. việc sao chép các định hình của chương trình phát sóng;

3. việc công bố các định hình của chương trình phát sóng; và

4. việc phát sóng lại các chương trình bằng phương tiện không dây

Điều 4.6 – Phát sóng và truyền phát tới công chúng

Mỗi Bên quy định quyền để đảm bảo rằng một khoản thù lao công bằng được chi trả bởi người sử dụng, nếu một bản ghi âm được công bố cho các mục đích thương mại, hoặc một bản sao chép của bản ghi âm đó, được sử dụng để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc dùng cho bất kỳ việc truyền phát tới công chúng, và để đảm bảo rằng khoản thù lao này được chia cho những người biểu diễn và người sản xuất bản ghi âm có liên quan. Trong trường hợp không có thỏa thuận giữa người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, mỗi Bên có thể đặt ra các điều kiện để phân chia khoản thù lao này giữa họ.

Điều 4.7 – Thời hạn bảo vệ

1. Các quyền của một tác giả của một tác phẩm văn học nghệ thuật trong phạm vi ý nghĩa của Điều 2 của Công ước Berne sẽ có hiệu lực trong suốt cuộc đời của tác giả và ít nhất 50 năm sau khi người đó qua đời, bất kể ngày mà tác phẩm đó là được công bố hợp pháp.

2. Trong trường hợp tác phẩm được tạo ra bởi nhiều tác giả, thời hạn nêu tại khoản 1 được tính từ khi đồng tác giả cuối cùng qua đời.

3. Các quyền của người biểu diễn có thời hạn bảo vệ không dưới 50 năm kể từ ngày thực hiện biểu diễn. Tuy nhiên, nếu một định hình của cuộc biểu diễn được công bố hợp pháp hay truyền phát hợp pháp tới công chúng trong thời gian này, các quyền này có thời hạn không dưới 50 năm kể từ ngày công bố đầu tiên hay ngày truyền phát tới công chúng đầu tiên, bất kể việc nào được thực hiện trước.

4. Các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm có thời hạn bảo vệ không dưới 50 năm sau khi việc định hình được thực hiện. Tuy nhiên, nếu bản ghi âm đã được công bố hợp pháp trong thời gian này, các quyền nói trên sẽ có thời hạn không dưới 50 năm kể từ ngày công bố hợp pháp đầu tiên. Nếu không có công bố hợp pháp được thực hiện trong khoảng thời gian nêu trong câu đầu tiên, và nếu bản ghi âm đã được truyền phát một cách hợp pháp tới công chúng trong thời gian này, các quyền nói trên sẽ có thời hạn không dưới 50 năm kể từ ngày truyền phát tới công chúng đầu tiên.

5. Các quyền của tổ chức phát sóng có thời hạn bảo vệ không dưới 50 năm sau khi thực hiện truyền phát lần đầu tiên một chương trình phát sóng, cho dù chương trình phát sóng này được truyền bằng dây hoặc qua mạng, bao gồm cả bằng cáp hoặc vệ tinh.

6. Các quyền của nhà sản xuất bản định hình đầu tiên của một đoạn phim có thời hạn bảo vệ không dưới 50 năm sau khi việc định hình được thực hiện. Tuy nhiên, nếu đoạn phim đó được công bố hợp pháp hay truyền phát hợp pháp tới công chúng trong suốt thời gian này, các quyền này có thời hạn không dưới 50 năm kể từ ngày công bố đầu tiên hay ngày truyền phát tới công chúng đầu tiên, bất kể việc nào được thực hiện trước. Thuật ngữ 'đoạn phim' chỉ định một tác phẩm điện ảnh hay tác phẩm nghe nhìn hoặc hình ảnh chuyển động, có hoặc không kèm theo âm thanh.

7. Các thời hạn quy định trong Điều này được tính từ ngày đầu tiên của tháng Một của năm sau sự kiện phát sinh thời hạn đó.

Điều 4.8 - Bảo vệ các biện pháp công nghệ

1. Các Bên thực hiện bảo vệ pháp lý đầy đủ chống lại việc phá vỡ các biện pháp kỹ thuật hiệu quả, được sử dụng bởi chủ sở hữu quyền tác giả hoặc quyền liên quan của người đó, thực hiện trong sự hiểu biết, hoặc có căn cứ để biết, rằng người đó đang theo đuổi mục tiêu đó.

2. Các Bên thực hiện bảo vệ pháp lý đầy đủ chống lại việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán, cho thuê, cung cấp cho công chúng để bán hoặc cho thuê, hoặc sở hữu cho mục đích thương mại đối với các thiết bị, sản phẩm hoặc các linh kiện hoặc cung cấp các dịch vụ:

(a) được quảng bá, quảng cáo hoặc bán trên thị trường với mục đích gian lận, hoặc

(b) chỉ có một mục đích hoặc công dụng quan trọng về thương mại bị hạn chế ngoài việc dùng để phá vỡ, hoặc

(c) được thiết kế, sản xuất, lắp vào hoặc biểu diễn cơ bản với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự gian lận bất kỳ biện pháp công nghệ hiệu quả.

3. Khi thực hiện bảo vệ pháp luật đầy đủ và giải pháp pháp luật hiệu quả theo quy định tại khoản 1, một Bên có thể áp dụng hoặc duy trì các hạn chế hoặc ngoại lệ thích hợp với các biện pháp thực hiện các khoản 1 và 2. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và 2 không ảnh hưởng đến các quyền, hạn chế, ngoại lệ, hoặc bảo vệ đối với quyền tác giả hoặc các quyền liên quan hành vi xâm phạm theo luật trong nước của mỗi Bên.

4. Trong Hiệp định này, khái niệm "các biện pháp công nghệ" có nghĩa là bất kỳ công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện mà, trong quá trình vận hành bình thường của nó, được thiết kế để ngăn chặn hoặc hạn chế các hành vi đối với các công trình hoặc chuyên đề khác mà không được phép của người nắm giữ quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo quy định của pháp luật quốc gia. Các biện pháp công nghệ được coi là 'hiệu quả' khi việc sử dụng tác phẩm được bảo vệ hoặc đối tượng khác được điều khiển bởi người nắm giữ quyền đó thông qua việc áp dụng một quá trình điều khiển truy cập hoặc bảo vệ, chẳng hạn như mã hóa, xáo trộn hoặc chuyển đổi khác của tác phẩm hoặc đối tượng hoặc một cơ chế kiểm soát sao chép đạt được mục tiêu bảo vệ.

Điều 4.9 – Bảo vệ Thông tin quản lý các quyền

1. Các bên thực hiện bảo vệ pháp lý đầy đủ chống lại bất kỳ người nào cố ý thực hiện khi không có thẩm quyền trong các hành vi sau đây:

(a) loại bỏ hoặc thay đổi bất kỳ thông tin quản lý các quyền về điện tử;

(b) phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền phát hoặc công bố các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm hoặc đối tượng khác được bảo vệ theo Hiệp định này mà từ đó thông tin quản lý các quyền về điện tử đã được loại bỏ hoặc thay đổi khi không có thẩm quyền, nếu người đó biết, hoặc có căn cứ hợp lý để biết rằng nếu làm như vậy thì người đó đang lôi kéo, cho phép, tạo điều kiện hoặc che giấu sự vi phạm bản quyền hoặc các quyền liên quan theo quy định của pháp luật trong nước.

2. Trong Hiệp định này, "thông tin quản lý các quyền" là bất kỳ thông tin được cung cấp bởi người nắm giữ quyền xác định các công việc hoặc đối tượng khác khác trong Hiệp định này, các tác giả hoặc bất kỳ người nắm giữ quyền tác giả, hoặc các thông tin về các điều khoản và điều kiện sử dụng của tác phẩm hoặc đối tượng khác, và bất kỳ số hoặc mã số hiện thông tin đó.

3. Khoản 2, sẽ được áp dụng khi một trong các thông tin được liên kết với một bản sao, hoặc xuất hiện liên quan tới việc truyền phát tới công chúng, một tác phẩm hoặc đối tượng khác được đề cập trong Hiệp định này.

Điều 4.10 – Ngoại lệ và hạn chế

1. Các bên có thể quy định những hạn chế hoặc ngoại lệ đối với các quyền được quy định trong các Điều 4.2 đến 4.6 chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mà không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường đối tượng và không gây phương hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền theo quy định tại các công ước và hiệp ước quốc tế mà họ là các thành viên.

2. Các Bên quy định rằng các hành vi sao chép được đề cập trong các Điều 4.2 đến 4.6, tạm thời hay ngẫu nhiên, là một phần không thể thiếu và cần thiết của một quy trình công nghệ và mục đích duy nhất của nó dùng để tạo điều kiện cho

(a) sự truyền tải trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba bởi một trung gian, hoặc

(b) việc sử dụng hợp pháp một tác phẩm hoặc một đối tượng khác được thực hiện, và trong đó không có ý nghĩa kinh tế độc lập, được miễn quyền sao chép quy định tại Điều 4.2 đến 4.6.

Điều 4.11 – Quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ

1. Các bên có thể quy định quyền bán lại đối với lợi ích của các tác giả của một tác phẩm nghệ thuật gốc, được định nghĩa là quyền không thể chuyển nhượng, để nhận được tiền bản quyền dựa trên giá bán thu được đối với bất kỳ việc bán lại tác phẩm, tiếp theo sau việc chuyển giao đầu tiên tác phẩm của tác giả.

2. Quyền được nêu tại khoản 1 áp dụng đối với tất cả các hành vi bán lại liên quan khi người bán, người mua hoặc người trung gian thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp, chẳng hạn như phòng bán đấu giá, phòng trưng bày nghệ thuật và, nói chung, bất kỳ người nào mua bán các tác phẩm nghệ thuật.

3. Các Bên có thể quy định quyền được nêu tại khoản 1 sẽ không áp dụng đối với hành vi bán lại khi người bán đã mua lại công việc trực tiếp từ tác giả ít hơn ba năm trước khi thực hiện bán lại, và nếu giá bán lại không vượt quá mức tiền tối thiểu nhất định.

4. Sự bảo vệ quy định tại khoản 1 có thể được công bố tại một Bên chỉ khi pháp luật của quốc gia của tác giả cho phép, và trong phạm vi cho phép của Bên thừa nhận sự bảo vệ này. Thuế thức và mức thu sẽ được xác định bởi luật pháp của mỗi quốc gia.

Điều 4.12 – Hợp tác trong quản lý tập thể các quyền

Các Bên nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các tổ chức quản lý tập thể của mình nhằm thúc đẩy sự sẵn có của các tác phẩm và đối tượng được bảo vệ khác trong lãnh thổ của các Bên và việc chuyển giao tiền bản quyền cho việc sử dụng công trình hoặc đối tượng bảo vệ khác.

Điều 5

Nhãn hiệu

Điều 5.1 – Điều ước quốc tế

Liên minh châu Âu và Việt Nam:

khẳng định lại nghĩa vụ của mình theo Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu,

phải sử dụng phân loại quy định trong Hiệp định Nice về Phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu.2

phải đơn giản hóa và phát triển các thủ tục đăng ký nhãn hiệu của mình bằng cách sử dụng Hiệp ước về Luật nhãn hiệu và Hiệp ước Singapore về Luật nhãn hiệu, ngoài những điều khác, như các điểm tham chiếu.

Điều 5.2 – Các quyền tạo ra bởi nhãn hiệu

Các nhãn hiệu đã đăng ký giúp người sở hữu có các quyền độc quyền đối với nhãn hiệu đó. Các chủ sở hữu có quyền ngăn chặn tất cả các bên thứ ba không có sự đồng ý của mình sử dụng trong quá trình thương mại:

 (a) bất kỳ dấu hiệu nào trùng với nhãn hiệu của hàng hoá, dịch vụ giống hệt những hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được đăng ký3;

 (b) bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ, giống hệt hoặc tương tự với những hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được đăng ký, trường hợp việc sử dụng như vậy sẽ dẫn đến khả năng nhầm lẫn của một phần công chúng.

Điều 5.3 – Thủ tục đăng ký

Các Bên quy định hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, trong đó mỗi quyết định từ chối chính thức được đưa ra bởi cơ quan quản lý nhãn hiệu hàng hoá có liên quan sẽ được thông báo bằng văn bản và hợp lệ lý.

Các Bên quy định khả năng khiếu nại các đơn xin đăng ký nhãn hiệu và cơ hội cho người nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối phó tình huống này.

Các Bên cung cấp một cơ sở dữ liệu điện tử công khai các đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được công bố và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Điều 5.4 – Nhãn hiệu nổi tiếng

Với mục đích gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ các nhãn hiệu nổi tiếng như được nêu trong Điều 6bis Công ước Paris (1967) và Điều 16 (2) và (3) của Hiệp định TRIPS, các Bên xem xét những Khuyến nghị chung được thông qua bởi hội đồng Liên hiệp Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp và Đại hội đồng Tổ chức trí tuệ thế giới (WIPO) tại Ba mươi thứ tư của cuộc họp của Hội đồng của các nước thành viên của WIPO (tháng 9 năm 1999).

Điều 5.5 - Ngoại lệ đối với các quyền tạo ra bởi nhãn hiệu hàng hoá

Mỗi bên phải:

 (a) quy định việc sử dụng hợp lý các điều khoản4 mô tả như là một ngoại lệ bị giới hạn đối với các quyền về nhãn hiệu hàng hoá; và

 (b) có thể quy định một số ngoại lệ khác, miễn là những trường hợp ngoại lệ có tính đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và của các bên thứ ba.

Điều 5.6 – Căn cứ cho việc thu hồi5

1. Các Bên quy định rằng một đăng ký nhãn hiệu phải bị thu hồi6 nếu trong vòng một khoảng thời gian liên tục năm năm trước khi yêu cầu thu hồi, đăng ký nhãn hiệu đó đã không được đưa vào sử dụng chính thức7bởi chủ sở hữu hoặc người được cấp phép trong lãnh thổ có liên quan đối với hàng hóa hay dịch vụ mà theo đó nhãn hiệu đó được đăng ký mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc tiếp tục ít nhất 3 tháng trước khi có yêu cầu thu hồi. Các bên có thể quy định rằng điều này tuy nhiên sẽ không liên quan khi việc chuẩn bị cho việc bắt đầu hoặc tiếp tục chỉ xảy ra sau khi chủ sở hữu nhận thức rằng yêu cầu thu hồi có thể được thực hiện.

2. Một Bên có thể quy định một nhãn hiệu có thể phải bị thu hồi nếu sau ngày mà nó được đăng ký trong hệ quả của hành động hay không hành động của chủ sở hữu, nó đã trở thành tên gọi phổ biến trong thương mại cho một sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan mà nó được đăng ký.

3. Nếu nhãn hiệu đã đăng ký được sử dụng bởi của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc với sự đồng ý của chủ sỡ hữu nhãn hiệu đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ mà nó được đăng ký có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng, đặc biệt là với tính chất, chất lượng, nguồn gốc địa lý của những hàng hóa, dịch vụ này, nhãn hiệu này phải bị thu hồi hoặc bị cấm dưới hình thức khác theo pháp luật trong nước có liên quan.

Điều 6

Chỉ dẫn địa lý;

Điều 6.1 – Phạm vi áp dụng

1. Điều này áp dụng cho việc công nhận và bảo vệ chỉ dẫn địa lý cho rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm được xuất xứ từ các vùng lãnh thổ của các Bên.

2.  Chỉ dẫn địa lý của một Bên được bảo vệ bởi Bên kia chỉ phải thực hiện quy định tại Điều này nếu chúng được bảo vệ như chỉ dẫn địa lý thuộc hệ thống như đã nêu trong Điều 6.2 trong lãnh thổ của Bên xuất xứ.

Điều 6.2 - Hệ thống đăng ký và bảo vệ chỉ dẫn địa lý

1. Mỗi Bên sẽ duy trì hệ thống của mình đối với việc đăng ký và bảo vệ chỉ dẫn địa lý, trong đó phải có ít nhất các yếu tố sau:

 (a)  đăng ký niêm yết chỉ dẫn địa lý được bảo vệ tại lãnh thổ của Bên đó;

 (b) quá trình hành chính xác định chỉ dẫn địa lý được thêm vào, hoặc duy trì, trên sổ đăng ký nêu tại điểm 1 (a) xác định một mặt hàng có xuất xứ trong một lãnh thổ, vùng, địa phương của một Bên, trong đó chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của mặt hàng đó chủ yếu là do xuất xứ địa lý của nó;

 (c) thủ tục phản đối cho phép các lợi ích hợp pháp của bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhên được xem xét;

 (d) thủ tục đính chính và chấm dứt các mục trên sổ đăng ký nêu tại điểm 1 (a) xem xét đến lợi ích hợp pháp của bên thứ ba và người nắm giữ quyền của các chỉ dẫn địa lý được đăng ký đang được đề cập8.

2. Các Bên có thể, nhưng không có nghĩa vụ, quy định trong pháp luật quốc gia của mình sự bảo vệ mạnh hơn so với yêu cầu của Hiệp định này, với điều kiện bảo vệ đó không trái với các bảo vệ được cung cấp theo Hiệp định này.

Điều 6.3 – Chỉ dẫn địa lý đã xây dựng

1. Sau khi hoàn thành một thủ tục phản đối và đã kiểm tra các chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu liệt kê trong {Phụ lục GI - I, Phần A}, Việt Nam thừa nhận chúng là chỉ dẫn địa lý theo nghĩa của khoản 1 Điều 22 của Hiệp định TRIPS đã được đăng ký của Liên minh châu Âu theo hệ thống nêu tại Điều 6.2. Việt Nam cam kết bảo vệ những chỉ dẫn địa lý theo mức độ bảo vệ quy định trong Hiệp định này.

2. Sau khi hoàn thành một thủ tục phản đối và đã kiểm tra các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liệt kê trong {Phụ lục GI - I, Phần B}, Liên minh châu Âu thừa nhận chúng là chỉ dẫn địa lý theo nghĩa của khoản 1 Điều 22 của Hiệp định TRIPS đã được đăng ký của Liên minh châu Âu theo hệ thống nêu tại Điều 6.2. Liên minh châu Âu cam kết bảo vệ những chỉ dẫn địa lý theo mức độ bảo vệ quy định trong Hiệp định này.

Điều 6.4 – Sửa đổi bổ sung Danh sách chỉ dẫn địa lý

1. Các bên đồng ý về khả năng sửa đổi Danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo vệ tại {Phụ lục GI - I} phù hợp với các thủ tục quy định tại khoản 3.a Điều 6.11 và phù hợp với khoản 1 {Sửa đổi} Điều X.6 của Chương về Thể chế, tổng quát và điều khoản cuối cùng, ví dụ:

 (a) bằng cách loại bỏ chỉ dẫn địa lý đã không còn được bảo vệ tại nước xuất xứ; hoặc

 (b) bằng cách thêm chỉ dẫn địa lý, sau khi đã hoàn thành các thủ tục phản đối và sau khi đã kiểm tra các chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 6.3 (1) và 6.3 (2), với sự hài lòng của cả hai bên.

2. Chỉ dẫn địa lý cho rượu vang, rượu mạnh, nông sản, thực phẩm về nguyên tắc không được được thêm vào {Phụ lục GI - I}, nếu đó là một cái tên mà từ ngày ký Hiệp định này đã được liệt kê trong sổ đăng ký có liên quan của các Bên với tình trạng "Đã đăng ký".

Điều 6.5 – Bảo vệ các chỉ dẫn địa lý

1. Mỗi Bên quy định các biện pháp pháp lý cho các bên liên quan nhằm ngăn ngừa:

 (a) việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của Bên kia được liệt kê trong {Phụ lục GI - I} đối với bất kỳ sản phẩm nằm trong lớp sản phẩm quy định tại {Phụ lục GI - I} đối với chỉ dẫn địa lý đó và:

i. không có nguồn gốc trong nước xuất xứ theo quy định tại Phụ lục {GI - I} đối với chỉ dẫn địa lý đó; hoặc

ii. không có xuất xứ tại nước xuất xứ quy định tại {Phục lục GI - I} đối với chỉ dẫn địa lý đ&oac

Bình luận

Bài viết liên quan