TAFI

Văn bản pháp luật

Quyết định 40/QĐ-TTg năm 2016 về phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Th
tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Ch
ính ph;
- HĐND, UBND các t
nh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- V
ăn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Ki
m sát nhân dân ti cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
-
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ng
ân hàng Chính sách xã hội;
- Ng
ân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th
;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: KGVX, PL, KTTH, KTN, NC; Công báo;

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

CHIẾN LƯỢC

TỔNG THỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần I

TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tạo thế và lực mới cho đất nước. Tuy nhiên, mức độ hội nhập của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực còn thấp, hiệu quả hội nhập chưa cao.

I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ với nhiều hình thức, theo lộ trình từ thấp tới cao, hướng tới tiếp thu những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế của nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Việt Nam từng bước mở cửa, gắn nền kinh tế và thị trường trong nước với nền kinh tế và thị trường khu vực, thế giới thông qua thiết lập các mối quan hệ song phương về thương mại, đầu tư, tài chính và tham gia vào các th chế đa phương trong những lĩnh vực này. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn; đã tham gia, ký kết, và đàm phán tổng cộng 15 hiệp định thương mại tự do (FTA). Xét về số lượng FTA, Việt Nam hiện ở tốp giữa so với các thành viên ASEAN khác.1 Trong những năm tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt trọng tâm vào việc thực hiện các FTA, trong đó có các FTA quan trọng với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, EU và các FTA khu vực quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP). Về mức độ hội nhập, Việt Nam hội nhập sâu rộng nhất là trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm; tạo động lực xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v... Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam thông qua sự tham gia bình đng vào các cơ chế, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bước đầu góp phn xây dựng luật lệ, chuẩn mực chung, và vận dụng cơ chế giải quyết tranh chp trong WTO để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và nâng cao vị thế đàm phán của Việt Nam.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại, nhất là hiệu quả hội nhập còn thấp; ký kết nhiều cam kết quốc tế nhưng quá trình đổi mới ở trong nước, nht là đi mới và hoàn thiện thchế kinh tế, quá trình chun bị của các tổ chức và cá nhân, nhất là của doanh nghiệp trong nước không theo kịp với lộ trình và mức độ cam kết quốc tế; chưa tận dụng triệt để và có hiệu quả các luật lệ, chuẩn mực quốc tế để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập; chưa xây dựng được các chiến lược đối phó với rủi ro và các cú sốc khi hội nhập sâu hơn; chưa thực hiện hiệu quả chính sách thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội và đối phó với thách thức do quá trình hội nhập mang lại; chưa chú trọng đúng mức việc thúc đẩy hội nhập trong nước, gia tăng liên kết vùng, miền, nhằm huy động tối đa nguồn lực và lợi thế từng vùng, miền, nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng vững chắc cho hội nhập bên ngoài; định hướng “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”, “đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại” chưa được quán triệt sâu sắc, tình trạng phụ thuộc vào một số ngành hàng, một số thị trường, tỷ trọng của khu vực kinh tế có đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh, v.v...

II. HỘI NHẬP CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, AN NINH

Hội nhập về chính trị, quốc phòng, an ninh nhìn chung được triển khai một cách thận trọng về bước đi và độ mở trong từng lĩnh vực. Về chính trị, đến nay, Việt Nam là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực; có quan hệ ngoại giao với 185 nước, quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 14 nước, đối tác toàn diện với 10 nước. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Việt Nam đã mở rộng và củng cố quan hệ với 80 nước và nhiều tổ chức quốc tế, từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước láng giềng và các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, n Độ, và Nhật Bản.

Hợp tác đa phương được mở rộng từng bước. Việt Nam đã tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là các cơ chế cấp khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF); Đối thoại Shangri-La, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN (MACOSA), Tổ chức Hình sự Quốc tế (INTERPOL), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC); Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANPOL), v.v... và tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh trên phạm vi toàn cu, bước đầu tham gia có hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hp Quốc.

Hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh đã có tác động tích cực tới hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, mức độ hội nhập trong các lĩnh vực này vn còn thp cả về chiều rộng và chiều sâu. Về song phương, mức độ đan xen lợi ích giữa Việt Nam và các đối tác, kể cả các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, còn thấp; nhiều mặt quan hệ còn chưa tương xứng với khuôn khhợp tác; vẫn còn khoảng cách giữa cam kết chính trị và thực tế trin khai; hợp tác với các nước trên một số lĩnh vực chưa thực sự đi vào chiều sâu; hợp tác về an ninh, tình báo và cảnh sát với một số nước vẫn còn hạn chế. Tại các cơ chế đa phương, Việt Nam bước đầu đã tham gia tích cực, có các sáng kiến, tuy nhiên, so với các nước trong khu vực mức độ đóng góp của Việt Nam còn thấp. Bên cạnh đó, ta chưa khai thác hiệu quả thế mạnh của hội nhập trong các lĩnh vực này như là một phương thức mới để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như hỗ trợ cho hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập trong các lĩnh vực khác.

III. HỘI NHẬP VĂN HÓA, XÃ HỘI, DÂN TỘC, GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Hội nhập về văn hóa, lao động, an sinh xã hội, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ,... ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng về hình thức, phương thức, đối tác và có nhiều chuyển biến về chất lượng. Trên bình diện song phương, Việt Nam tham gia ký kết nhiu thỏa thuận, hiệp định hợp tác dựa trên một số chuẩn mực chung như các thỏa thuận bảo tồn, thúc đẩy các giá trị văn hóa-nghệ thuật; các điu ước, thỏa thuận về lao động, tài nguyên và môi trường, và nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ.... về đa phương, Việt Nam đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đng văn hóa-xã hội ASEAN, đẩy mạnh hội nhập trên tt cả các lĩnh vực của Cộng đồng. Đồng thời, Việt Nam tham gia sâu rộng vào các thể chế, diễn đàn đa phương cấp khu vực và toàn cầu, trước hết là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)...

Hội nhập theo chiều sâu trong các lĩnh vực này chú trọng việc áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế phù hợp với các cam kết Việt Nam đã đưa ra nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật và các quy định của từng ngành, lĩnh vực; đồng thời tự nguyện áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam các tiêu chí, tiêu chun, chuẩn mực khu vực và quốc tế trong việc xây dựng khung tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực của Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực; từng bước hài hòa hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực Việt Nam với các tiêu chí, tiêu chun và chuẩn mực quốc tế.

Quá trình hội nhập về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ,... thời gian qua đã đạt những thành tựu quan trọng; đng thời, tiếp tục thuận lợi hóa và mở ra các cơ hội hợp tác mới cho các ngành của ta trong các lĩnh vực này. Hội nhập về văn hóa, xã hội giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đy tiến bộ xã hội; góp phần hoàn thiện thể chế, tiếp cận các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và phát triển thị trường lao động, phát triển hệ thống an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Hội nhập về giáo dục, đào tạo ngày càng được đẩy mạnh: Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức giáo dục quốc tế; nhiều mô hình hợp tác giáo dục với các nước phát triển được mở rộng, đặc biệt dưới hình thức các chương trình liên kết đào tạo, xây dựng các trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, tiếp thu các chương trình tiên tiến.... Nhìn chung, hội nhập về giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, và góp phần xây dựng nền khoa học, hệ thống giáo dục và y tế quốc gia ngày càng tiên tiến, hiện đại, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới trong các ngành, lĩnh vực này.

Hội nhập trong các lĩnh vực văn hóa, lao động, an sinh, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ...thời gian qua đã tạo được tác động tích cực tới hội nhập trong các lĩnh vực khác, nhất là hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, so với hội nhập kinh tế và hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, hội nhập trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ... rộng lớn hơn, các hoạt động tự nguyện hội nhập thông qua việc chủ động áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế hoặc hài hòa hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn Việt Nam với các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế có khối lượng rất lớn; mức độ tham gia và thực hiện các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế mặc dù gia tăng, nhưng về tổng thể còn hạn chế, chưa đồng bộ; còn nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm chưa được nghiên cứu và triển khai kịp thời. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập trong các lĩnh vực này thời gian qua được đẩy mạnh theo lộ trình phát triển của từng ngành, lĩnh vực nên chưa phát huy được sức mạnh tng hợp do thiếu sự gắn kết, gây chồng chéo, lãng phí nguồn lực. So với các nước trong khu vực, mức độ công nhận của quốc tế về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo, bằng cấp, các sản phẩm khoa học, công nghệ, chất lượng dịch vụ của Việt Nam còn thấp; số lượng sáng chế được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; các sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu quốc tế còn khiêm tốn...

Phần II

BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ

Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Từ nay đến năm 2030, cục diện đa cực định hình rõ nét hơn do thay đi nhanh chóng trong tương quan sức mạnh giữa các quốc gia. Mỹ vẫn là siêu cường, tuy nhiên Trung Quốc tiếp tục phát triển và có tiếng nói ngày càng quan trọng trong nhiều vấn đề khu vực và thế giới. Ấn Độ và một số quốc gia ở các khu vực khác tiếp tục vươn lên trở thành những nền kinh tế có quy mô khá lớn, gia tăng ảnh hưởng tại khu vực và trong tương quan với các nước lớn khác. Quá trình tiến tới trật tự đa cực có thể tiềm ẩn những căng thng, thậm chí xung đột, kể cả giữa các nước lớn.

Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là trung tâm kinh tế phát triển năng động và trở thành trung tâm quyền lực mới của thế giới. Hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực căn bản được duy trì song cạnh tranh giữa các nước lớn, chạy đua hiện đại hóa vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo diễn biến phức tạp. Kiến trúc an ninh-chính trị khu vực tiếp tục vận động và đang định hình rõ nét hơn. ASEAN trở thành Cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, kiên trì nỗ lực giữ vai trò trung tâm tại các cơ chế đa phương, điều hòa quan hệ giữa các nước lớn. Tuy nhiên, ASEAN đứng trước nhiều thách thức phức tạp hơn từ trong nội bộ một số nước, giữa các nước và từ sự cạnh tranh giữa các nước lớn.

Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục quá trình tái cơ cấu; phục hồi và tăng trưởng trở lại. Theo dự báo, tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới từ nay đến 2050 là 3%/năm; quy mô nền kinh tế thế giới sẽ gấp đôi vào năm 2037.2 Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được thúc đy bởi tăng trưởng dân số, tiến bộ công nghệ, tự do hóa thương mại giữa các nước và quá trình đô thị hóa. Tương quan sức mạnh kinh tế tiếp tục thay đi. Nhiều khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong thập ktới bất chấp dự báo tăng trưởng giảm; n Độ có tiềm năng vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo sức mua vào năm 2050; Việt Nam và Ni-giê-ri-a có thể trở thành các nền kinh tế lớn phát triển nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2050.3

Cạnh tranh kinh tế ngày càng phức tạp. Các nước lớn cạnh tranh nhm tập hợp lực lượng ngày càng quyết liệt thông qua đẩy mạnh các sáng kiến liên kết kinh tế. Một số nền kinh tế ở các khu vực khác đang nổi lên với nhiều thế mạnh sẽ cạnh tranh với các nền kinh tế châu Á trong tương lai. Trong thập kỷ tới, các nền kinh tế tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi chiến lược và mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xu thế thay đổi tư duy kinh tế và phát trin. Nhiu hình thái kinh tế mới đang được định hình như kinh tế mạng, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn; các chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu mở rộng nhanh chóng. Quá trình cải tổ các hệ thống quản trị kinh tế toàn cu như WTO, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) diễn ra chậm chạp; những thay đổi mang tính thể chế còn rất khiêm tốn. Trong trung hạn, WTO, WB, và IMF vẫn là ba trụ cột quản trị kinh tế toàn cầu chủ cht.

Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển. Xu thế khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, điển hình là châu Á-Thái Bình Dương. Xu hướng kết hợp các hiệp định FTA đã có thành một hiệp định duy nhất nhằm tận dụng tối đa lợi ích thương mại có chiều hướng phát triển mạnh. Từ nay đến 2020, các FTA thế hệ mới, đin hình là TPP, FTA Việt Nam-EU, và RCEP sẽ đi vào triển khai thực hiện. Ý tưởng hình thành các FTA khác như Khu vực tự do hóa thương mại châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) và Khu vực tự do thương mại Á-Âu (ASEM) có thể tiếp tục được đẩy mạnh nghiên cứu. Các hình thức hội nhập kinh tế khác như hội nhập tiểu vùng và hội nhập xuyên biên giới diễn ra song song. Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành; việc tự do di chuyển vốn, con người, hàng hóa sẽ trở thành hiện thực cuối thập kỷ này.

Sự phát triển của khoa học-công nghệ tiếp tục tái định hình nền kinh tế toàn cầu. Khoa học-công nghệ phát triển nhanh, vượt bậc trong một số lĩnh vực, điển hình là công nghệ thông tin; công nghệ chế tạo và tự động mới như công nghệ đắp dần (công nghệ in ba chiều-3D); phát triển năng lượng mặt trời; SMAC (mạng xã hội, di động, phân tích dữ liệu, và điện toán đám mây); công nghệ sinh học; công nghệ sắp xếp gien; thương mại điện tử; sự phát triển các hệ thống sản xuất tiên tiến. Thay đổi về công nghệ góp phần làm tăng hiệu suất nhưng cũng là thách thức đối với các mô hình kinh doanh hiện nay.

Quan hệ quốc tế ngày càng dân chủ hóa hơn do tương quan sức mạnh tổng hợp giữa các nước thay đổi; các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế, luật pháp quốc tế, truyền thông, báo chí, mạng xã hội và nhận thức của người dân toàn thế giới có vai trò ngày càng tăng. Các nước vừa và nhỏ có cơ hội tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực, có tiếng nói ngày càng quan trọng hơn trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.

Thế giới từ nay đến 2030 tiếp tục phải đối phó với nhiều vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, an ninh mạng, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, vấn đề người di cư. Bên cạnh đó, dân số thế giới tăng và cơ cấu dân số thay đi theo hướng già hóa, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tiếp tục đặt ra những thách thức về tạo công ăn việc làm, đảm bảo phúc lợi, phát triển hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục, di cư bên trong và ngoài các quốc gia. Tầng lp trung lưu gia tăng ở một số nền kinh tế đang lên sẽ đòi hỏi tiếng nói lớn hơn, buộc các chính phủ phải đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi mới của họ.

II. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC

Sau 30 năm Đi mới, sức mạnh tổng hợp, vị thế quốc tế của Việt Nam ở khu vực và thế giới đã được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đy mạnh hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới. Nhưng đất nước cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Mặc dù đã ra khỏi nhóm quốc gia nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình nhưng n định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, các khu vực trong nước, giữa Việt Nam với khu vực và thế giới,4 tránh bẫy thu nhập trung bình... tiếp tục là những vấn đề trọng tâm trong thập kỷ tới.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước cơ bản được giữ vững và n định; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; nhà nước pháp quyền tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nhưng những nguy cơ bất ổn chính trị, xã hội như các vấn đề bức xúc, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm, mất trật tự, an toàn xã hội, khủng bố, chiến tranh mạng, mất an ninh, an toàn thông tin... tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh. Các vấn đề an ninh lãnh thổ, nhất là vấn đề Biển Đông có thể diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ những đột biến, gây tác động tiêu cực tới an ninh, ổn định, phá vỡ môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển của đt nước.

Quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tạo thế và lực mới cho đất nước, là tiền đề cho giai đoạn hội nhập toàn diện. Tuy nhiên, mức độ hội nhập của Việt Nam còn thấp, chủ yếu là hội nhập theo chiều rộng. Quá trình hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới đứng trước những vấn đề lớn hơn như nguy cơ bị tổn thương trước những biến động quốc tế, cạnh tranh gay gắt hơn, làm gia tăng nguy cơ tụt hậu nếu hội nhập quốc tế không đạt được các mục tiêu mà Đảng đã đề ra.

Phần III

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi đsớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyn, thng nht, toàn vẹn lãnh thvà bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu; đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường nội lực, giảm mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước ASEAN-6:5 về mức độ hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đuổi kịp các nước ASEAN-6; năm 2025 đuổi kịp ASEAN-46 và đến năm 2030 vươn lên nhóm đầu các nước ASEAN trong những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và có chiến lược bắt kịp như cải thiện môi trường kinh doanh... Trước mắt là thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được đề ra.

- Củng cố và duy trì môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và phát triển của đất nước; đóng góp hiệu quả hơn vào việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để xây dựng lực lượng vũ trang từng bước hiện đại, tăng cường khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những thành viên nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo tại các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực; gia tăng sự gắn kết an ninh và n định của nước ta với an ninh và ổn định của khu vực.

- Đóng góp tích cực vào việc xây dựng con người Việt Nam phù hợp với yêu cu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại; bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam; nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam, đến năm 2030 hình ảnh quốc gia Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới, văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa quốc tế; tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược về lao động, an sinh và xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ; chú trọng nâng cao nguồn nhân lực và năng lực khoa học-công nghệ; tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyn của người lao động và các nhóm yếu thế; thúc đẩy công bằng xã hội, đảm bảo an sinh - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm chỉ đạo nêu trong Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, việc hoạch định và triển khai Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2030 cần chú trọng một số quan điểm sau:

1. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn trong thực hiện các chiến lược phát trin kinh tế - xã hội, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực. Lồng ghép việc triển khai các định hướng Chiến lược hội nhập quốc tế với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển củ

Bình luận

Bài viết liên quan